Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 7385
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Vắc xin HIV mới cho thấy an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch chống vi rút HIV mạnh hơn (17/07/2018)

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet cho thấy thử nghiệm điều trị HIV bằng vắc xin mới thu được kết quả tốt, tạo ra được phản ứng miễn dịch chống lại HIV mạnh, vượt trội ở người trưởng thành và những con khỉ khỏe mạnh. Hơn nữa, vắc-xin này còn có khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng do một chủng vi rút gây ra.

 

 

Dựa trên kết quả từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1/2a trên gần 400 người lớn khỏe mạnh và giai đoạn thử nghiệm 2b được tiến hành ở miền Nam châu Phi nhằm xác định sự an toàn và hiệu quả của vắc-xin HIV-1 ở 2.600 phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV thì đây là 1 trong 5 loại vắc xin HIV-1 có kết quả đáp ứng tốt ở người trong suốt 35 năm đại dịch HIV/AIDS toàn cầu.

 

Các ứng cử viên vắc-xin HIV-1 trước đây thường chỉ giới hạn thử nghiệm ở các khu vực cụ thể trên thế giới. Phác đồ điều trị thử nghiệm được dùng trong nghiên cứu này dựa vào vắc-xin mosaic (vắcxin Mosaic gồm rất nhiều chất tổng hợp, các chuỗi prôtêin đã được lập trình qua hệ thống máy tính. Nhờ đó có thể khiến cho hệ miễn dịch cơ thể chống lại được sự xâm nhập của virút HIV, đồng thời ngăn sự biến đổi của chúng) để lấy các chuỗi vi rút HIV khác nhau và kết hợp chúng để kích thích tạo ra các phản ứng miễn dịch chống lại nhiều chủng HIV khác nhau. 

 

Dan Barouch, giáo sư y khoa tại Trường Đại học Y Harvard, Boston, Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vaccine và Virolog tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess và là người đứng đầu công trình nghiên cứu này cho biết: “Kết quả nghiên cứu này là một cột mốc quan trọng”. Nghiên cứu này đã chứng minh được nguyên tố Ad26 mosaic, Ad26 plus gp140 thúc đẩy vắc-xin HIV tạo phản ứng miễn dịch mạnh ở người và khỉ với động học, kiểu hình, độ bền có thể so sánh được. 

 

“Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu cần được giải thích cẩn trọng bởi những thách thức trong việc phát triển vắc-xin HIV là rất lớn, và khả năng tạo ra các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với HIV không hẳn sẽ cho thấy rằng vắc-xin sẽ bảo vệ con người khỏi bị nhiễm HIV. Kết quả của thử nghiệm hiệu quả của vắc xin giai đoạn 2b được gọi là HVTN705, hay 'Imbokodo', sẽ quyết định xem vắc-xin này có bảo vệ con người chống lại HIV hay không”, ông nhấn mạnh. 

 

Hiện có gần 37 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với HIV/AIDS, với khoảng 1,8 triệu trường hợp mới mỗi năm. Vắc-xin để phòng ngừa bệnh an toàn và hiệu quả là rất cần thiết để “chống lại” đại dịch HIV này.

 

Suốt 35 dịch bệnh HIV, chỉ có 4 loại vắc-xin HIV đã được thử nghiệm ở người, và chỉ có 1loại cho thấy hiệu quả đó là phác đồ vắc-xin canarypox, phác đồ vắc-xin tăng gp120 được thử nghiệm trong thử nghiệm RV144 ở Thái Lan. Phác đồ này đã giảm tỷ lệ nhiễm trùng ở người xuống 31% nhưng hiệu quả được coi là quá thấp để thúc đẩy áp dụng phổ biến loại vắc-xin này. 

 

Một trở ngại chính đối với việc phát triển vắc-xin HIV là thiếu sự so sánh trực tiếp giữa các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tiền lâm sàng. Để giải quyết các vấn đề về phương pháp luận này, Barouch và các đồng nghiệp đã đánh giá các ứng cử viên vaccine HIV-1 gốc adenovirus serotype 26 (Ad26) trong các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng song song nhằm xác định phác đồ vaccine HIV tối ưu để đề xuất ra các thử nghiệm lâm sàng có hiệu quả cao. 

 

Cuộc thử nghiệm APPROACH từ tháng 2/2015 đến tháng 10/2015 đã tuyển chọn được 393 người lớn khỏe mạnh, không nhiễm HIV (18-50 tuổi) từ 12 bệnh viện ở Đông Phi, Nam Phi, Thái Lan và Hoa Kỳ. Các tình nguyện viên này được phân bổ tiếp nhận một trong bảy kết hợp vắc-xin hoặc giả dược một cách ngẫu nhiên, và được tiêm bốn lần trong vòng 48 tuần.

 

Để kích thích tạo ra đáp ứng miễn dịch ban đầu, mỗi người tình nguyện được tiêm bắp nguyên tố Ad26.Mos.HIV vào lúc bắt đầu nghiên cứu và 12 tuần sau đó. Vắc xin có chứa kháng nguyên HIV 'Env / Gag / Pol' được tạo ra từ nhiều chủng HIV, được phân phối bằng cách sử dụng một loại virus không lạnh thông thường (Ad26).

 

Để thúc đẩy mức độ đáp ứng miễn dịch của cơ thể, các tình nguyện viên đã được tiêm bổ sung hai lần vào tuần 24 và 48 bằng cách sử dụng các kết hợp khác nhau của Ad26.Mos.HIV hoặc một thành phần vắc xin khác được gọi là Modified Vaccinia Ankara (MVA) có hoặc không có hai liều clade C HIV gp140 envelope chứa chất bổ trợ nhôm khác nhau. 

 

Kết quả cho thấy tất cả các phác đồ vắc-xin thử nghiệm này đều có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch tốt chống HIV ở những người khỏe mạnh và được dung nạp tốt, với số lượng phản ứng cục bộ và hệ thống tương tự ở tất cả các nhóm, phần lớn là nhẹ đến trung bình. Có duy nhất 5 người tham gia báo cáo xuất hiện triệu chứng phụ có hại liên quan đến vắc xin như đau bụng và tiêu chảy, chóng mặt và đau lưng. Không có các trường hợp nguy hại hoặc tử vong nào được báo cáo.

 

Trong một nghiên cứu song song, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tính miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của cùng một phác đồ vắc-xin mosaic gốc Ad26 ở 72 con khỉ rhesus bằng cách dùng một loạt các thách thức lặp đi lặp lại với vi rút suy giảm miễn dịch ở người (SHIV) - một loại vi rút tương tự HIV lây nhiễm sang khỉ. 

 

Ứng viên vắc-xin Ad26/Ad26 plus gp140 đã tạo ra phản ứng miễn dịch lớn nhất ở người và cũng cung cấp sự bảo vệ tốt nhất ở khỉ, giúp bảo vệ hoàn toàn chống lại nhiễm SHIV ở 2/3 số khỉ được tiêm chủng sau sáu thử thách.

 

Các tác giả cũng lưu ý một số hạn chế bởi trên thực tế là mối quan hệ giữa sự bảo vệ của vắc-xin ở khỉ với hiệu quả lâm sàng ở người vẫn chưa rõ ràng. Họ cũng lưu ý rằng chưa có phép đo miễn dịch tối ưu nào được biết đến để dự đoán sự bảo vệ chống lại HIV-1 ở người.

 

Các thử nghiệm mức hiệu quả của vắc xin là một quá trình quan trọng vì việc phát triển vắc-xin phòng bệnh AIDS vẫn còn cấp bách mặc dù đã những tiến bộ chưa từng có trong điều trị HIV và dự phòng bởi số người nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng trên toàn thế giới. 

 

Việc bổ xung ngay cả loại vắc xin có mức hiệu quả vừa phải cùng với các chiến lược điều trị và phòng ngừa HIV hiện có sẽ đóng góp lớn vào việc phòng ngừa điều trị căn bệnh thế kỷ hiện ngày càng phát triển mạnh này. Đồng thời, việc theo đuổi nhiều chiến lược phát triển vắc-xin tiếp tục ở mọi giai đoạn là hết sức cần thiết.

 

Nghiên cứu này do Trung tâm Vắc xin & Phòng chống BV Janssen, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, Viện Ragon MGH, MIT và Harvard, Quỹ Henry M Jackson vì sự tiến bộ của Y học quân sự, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Sáng kiến Vắc-xin AIDS Quốc tế tài trợ. 

 

Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 12/7/2018