Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 25429 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Vắc xin ung thư mới có thể giải quyết các khối u dương tính với HER2 (17/10/2018)
Nghiên cứu mới cho thấy vắc-xin ung thư mới có hiệu quả điều trị một loạt các bệnh ung thư dương tính HER2 dương tính, bao gồm ung thư vú di căn HER2 dương tính.
Một loại vắc-xin ung thư mới cho thấy hứa hẹn trong điều trị ung thư HER2 dương tính.
Ung thư vú dương tính với HER2 là ung thư vú có liên quan tới một loại protein được gọi là thụ thể của yếu tố tăng trưởng thượng bì (HER2). Trong một tế bào vú khỏe mạnh, HER2 là trách nhiệm sửa chữa các tế bào và phát triển nhiều tế bào hơn. Khi xảy ra đột biến gen HER2, nó gây ra sự gia tăng không kiểm soát được trong protein HER2. Điều này khiến các tế bào phát triển và phân chia không kiểm soát, có thể dẫn đến ung thư. Ung thư vú HER2 dương tính có xu hướng hung hăng hơn và lây lan nhanh chóng hơn bệnh ung thư khác. Có khoảng 20% của các trường hợp ung thư vú, gen HER2 không hoạt động chính xác.
Tuyến vú không phải là cơ quan duy nhất bị ung thư dương tính với HER2 mà các cơ quan khác như bàng quang, tụy, buồng trứng và dạ dày cũng có thể bị ung thư dương tinh với HER2.
Một nghiên cứu mới đây đã khẳng định một phương pháp điều trị mới có thể giải quyết được căn bệnh ung thư này. Nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Jay A. Berzofsky, Trưởng chi nhánh vắc-xin , Trung tâm Nghiên cứu Ung thư tại Viện Ung thư Quốc gia (NCI), Bethesda, MD, đã phát hiện ra một loại vắc-xin ngừa ung thư trước đó đã được chứng minh lâm sàng có nhiều lợi ích đối với các bệnh nhân ung thư dương tính với HER2. Những phát hiện này đã được Tiến sĩ Berzofsky và nhóm của ông trình bày tại Hội nghị miễn dịch ung thư quốc tế CRI-CIMT-EATI-AACR lần thứ tư được tổ chức tại thành phố New York với chủ đề “Translating Science into Survival”.
Vaccine hoạt hoá ở hơn một nửa số bệnh nhân
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tế bào miễn dịch lấy từ máu của 17 bệnh nhân ung thư, và họ đã tiến hành“sửa đổi” chúng trong phòng thí nghiệm. Vắc xin cuối cùng chứa các tế bào đuôi gai của chính bệnh nhân đã được biến đổi gen với một adenovirus để tái tạo các mảnh của protein HER2.
Adenovirus là các virus có lõi là Adn, đường kính 80 -100 mm vỏ capsid có 252 capxome. Virus có cấu trúc hình khối đa diện với các mặt là hình tam giác đều, không có bao ngoài. Virus có chứa 13% là ADN và 87% là protein. Trọng lượng phân tử của ADN là 175ì166 Da. Vỏ capcid có các thành phần được gọi là hexon, penton và fiber. Hexon là capsome nằm ở mặt bên, các penton nằm ở đỉnh (virus có 12 đỉnh), fiber là các sợi nhỏ nhỏ gắn vào các đỉnh và là một phần của penton. Adenovirus thuộc họ Adenoviridae chia ra làm hai nhóm chính là một nhóm gây bệnh ở chim là Aviadenovirus và nhóm gây bệnh ở động vật có vú (Mastadenovirus). Virus gây bệnh ở người chủ yếu thuộc nhóm Mastadenovirus. Người ta đã phân lập được 47 type Adenovirus ở người và một số loài động vật khác. Adenovirus gây bệnh cho người được chia làm 6 nhóm ký hiệu A- F dựa vào đặc điểm sinh lý, sinh hoá và sinh học phân tử. Năm 1953, Rowe và cộng sự phân lập được các chủng Adenovirus đầu tiên từ mô sùi vòm họng và hạch hạnh nhân của người. Vì chúng gây thoái hóa tế bào nên được gọi là virus A.D (Adenoid degenerative). Sau đó những virus tương tự được phân lập từ người lành và người bệnh với các tên gọi khác nhau như: virusAPC (Adeno Pharyngeal Conjunctival), virusARD (Acute Respiratory Diseases)... Năm 1956, tên Adenovirus được đặt cho nhóm này và tên này được dùng cho đên ngày nay. Adenovirus thuộc họ Adenoviridae. Có hai giống được công nhận là Aviadenovirus (chim) và Mastadenovirus (người và động vật có vú). Các Adenovirus người gồm có 41 type huyết thanh khác nhau, trong đó có nhiều type huyết thanh có thể gây bệnh cho người.
Các nhà khoa học đã tiêm vaccine này cho những người tham gia ở giai đoạn đầu nghiên cứu và sau đó tiêm vào các tuần 4, 8, 16 và 24 tiếp đó. Có 06 (sáu) trong số những người tham gia được tiêm liều thấp nhất của vắc-xin (5 triệu tế bào đuôi gai trong một lần tiêm) và 11 người tham gia được tiêm liều chứa 10 hoặc 20 triệu tế bào đuôi gai.
Những người tham gia thuộc nhóm tiêm liều thấp nhất không thu được lợi ích từ phép điều trị mới này (không thấy hiệu quả). Tuy nhiên, trong số11 người được tiêm vắc xin liều cao hơn, có 06 người có đáp ứng với phương pháp điều trị này.
Cụ thể hơn, một người bị ung thư buồng trứng đã có phản ứng hoàn toàn với phép điều trị bằng vắc xin này và hiệu quả điều trị kéo dài trong suốt 89 tuần. Một bệnh nhân khác bị ung thư dạ dày đáp ứng một phần của điều trị, hiệu quả điều trị từ vắc-xin kéo dài trong 16 tuần.
Đối với 04 người tham gia còn lại có bệnh tình ổn định. Có 02 người trong số này bị ung thư đại tràng, một người bị ung thư tuyến tiền liệt và một người khác bị ung thư buồng trứng.
Thuốc chủng ngừa không gây ra bất kỳ phản ứng bất lợi nào cần điều trị.
“Trên cơ sở các dữ liệu về mức an toàn và lợi ích lâm sàng hiện có, liều vắc-xin đã được tăng lên 40 triệu tế bào đuôi gai mỗi lần tiêm, và thử nghiệm mở ra cho những bệnh nhân trước đây được điều trị bằng liệu pháp nhắm mục tiêu HER2 , bao gồm cả bệnh nhân ung thư vú”, bác sĩ Berzofsky nói.
Ông không ngừng giải thích lợi ích của việc sử dụng hệ thống miễn dịch trong cuộc chiến chống ung thư rằng: “Liệu pháp miễn dịch điều phối tinh vi tính đặc hiệu của hệ miễn dịch để tiêu diệt ung thư, và một số loại có thể có ít tác dụng phụ hơn liệu pháp hóa trị thông thường. Nhóm nghiên cứu đang sử dụng phương pháp vắc-xin để tạo đáp ứng miễn dịch với HER2. Đây là thụ thể thúc đẩy sự phát triển của một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú, buồng trứng, phổi, đại trực tràng và dạ dày thực quản”.
“Kết quả nghiên cứu này cho thấy chúng tôi có một loại vắc-xin rất hứa hẹn cho các bệnh ung thư có biểu hiện HER2 quá mức. Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó vắc-xin này sẽ cung cấp một lựa chọn điều trị mới cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh ung thư này”, Jay A. Berzofsky nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một số hạn chế do kích thước mẫu nhỏ và thiếu nhóm giả dược.
Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 11/10/2018
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)