Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 45601 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Vai trò của enzym chuyển hóa trong ung thư thận (04/11/2021)
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm các nhà điều tra đã phát hiện ra rằng sự thiếu biểu hiện của một loại enzym chuyển hóa cụ thể là đặc điểm điều hòa biểu sinh bất lợi và phổ biến trong ung thư biểu mô tế bào trong thận (ccRCC).
Các phát hiện chứng minh rằng sự thiếu hụt chức năng của enzym, succinate dehydrogenase (SDH), là một đặc điểm chung của ccRCC, chiếm 80% tổng số ca ung thư thận và không chỉ giới hạn ở 0,05 đến 0,5% ca ung thư thận có đột biến dòng gen SDH, theo phân loại hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tiến sĩ Niraj Shenoy tại Khoa Huyết học và Ung thư đồng thời là tác giả của nghiên cứu cho biết: “Trước đây, giảm hoạt động SDH được coi là có liên quan đến bệnh lý chỉ trong 0,05 đến 0,5% các ca ung thư thận liên quan đến đột biến dòng mầm trong các gen mã hóa tiểu đơn vị SDH. Chúng tôi đang chứng minh là giảm hoạt động của SDH thực sự có liên quan đến bệnh lý ở phần lớn ccRCC, thông qua sự thiếu biểu hiện của các tiểu đơn vị SDH, và ccRCC chiếm khoảng 80% tất cả các trường hợp ung thư thận”.
SDH là enzym chuyển hóa duy nhất được biết là có vai trò trong cả chu trình axit tricarboxylic (TCA) và chuỗi vận chuyển điện tử, những quá trình cần thiết cho tế bào để tạo ra và giải phóng năng lượng. Hoạt động SDH giảm ngăn cản sự chuyển đổi trao đổi chất của succinate thành fumarate trong chu trình TCA, và dẫn đến sự tích tụ của succinate, có tác dụng gây ung thư thông qua điều biến biểu sinh, điều này được nhấn mạnh thêm trong nghiên cứu hiện tại.
Phân loại khối u thận năm 2016 của WHO xác định "ung thư biểu mô thận thiếu SDH" là một thực thể riêng biệt, chủ yếu đề cập đến ung thư thận liên quan đến đột biến dòng mầm trong bất kỳ tiểu đơn vị SDH nào, chiếm 0,05 đến 0,5% các trường hợp ung thư thận.
Để xác định rõ hơn vai trò tổng thể của mất SDH trong quá trình sinh bệnh và tiến triển ung thư thận, Shenoy và các cộng sự đã sử dụng một số kỹ thuật sinh học phân tử để nghiên cứu các dòng tế bào khối u ccRCC, các mẫu khối u nguyên phát, cũng như dữ liệu từ chương trình Bản đồ bộ gen ung thư thông qua Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ.
Các nhà điều tra phát hiện ra rằng tình trạng thiếu hụt SDH phổ biến ở phần lớn bệnh nhân mắc chứng ccRCC, chiếm khoảng 80% tổng số ca ung thư thận và góp phần gây ra các tác động ngoại di truyền. Hơn nữa, sự thiếu hụt SDH có liên quan đến tỷ lệ sống sót về tổng thể và không bệnh ở những bệnh nhân này kém hơn. Sau đó, các tác giả tiếp tục làm sáng tỏ các cơ chế phân tử dẫn đến giảm điều hòa SDH trong ccRCC và các hậu quả sinh học bất lợi của điều hòa giảm này.
Phát hiện này đã khiến các nhà điều tra kêu gọi WHO đổi tên thực thể "ung thư biểu mô thận thiếu SDH" thành "ung thư biểu mô thận liên quan đến đột biến gen SDH", vừa để đảm bảo độ chính xác về mặt danh pháp vừa tránh nhầm lẫn trong việc nhận biết một nhóm nhỏ bệnh nhân ung thư thận; những người có biểu hiện lâm sàng và bệnh lý rõ ràng.
Nguồn: Đ.T.V/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 01/11/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)