Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 16184 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Văn hóa hội xuân - Nét đẹp cần gìn giữ của người Việt (17/01/2018)
Với gần 8.000 lễ hội lớn nhỏ, Việt Nam được ví như đất nước của lễ hội. Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, hướng về cội nguồn, lễ hội còn là dịp để người Việt gắn bó với nhau hơn thông qua các hoạt động cộng đồng.
Với người Việt, mùa Xuân cũng đồng nghĩa với mùa lễ hội. Hàng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, lễ hội diễn ra ở khắp nơi, từ nông thôn cho tới thành thị và thường kéo dài cho tới tận hết tháng 3 âm lịch.
Lễ hội đầu Xuân vừa là dịp để người Việt tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân tiên tổ, vừa để vui chơi giải trí sau một năm vất vả lo toan làm ăn.Và với người Việt, đi hội đầu Xuân cũng là dịp để thưởng ngoạn phong cảnh và thưởng thức không khí thanh bình, trong lành của mùa Xuân. Tùy vào đặc trưng văn hóa và tập quán sinh sống mà lễ hội ở mỗi vùng cũng có những nét đặc sắc riêng.
Theo các nhà nghiên cứu, Bắc bộ là vùng có nhiều lễ hội và hình thức thể hiện cũng phong phú, đa dạng hơn cả. Tại đây, hầu như làng nào, xã nào cũng có lễ hội. Lễ hội ngoài tính tôn vinh, còn thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm, và thể hiện mong ước quốc thái dân an của người Việt.
Có thể nói, với gần 8.000 lễ hội được tổ chức trên khắp đất nước, đặc biệt là các lễ hội diễn ra vào mùa Xuân, Việt Nam xứng đáng được xem là đất nước của lễ hội. Đây không chỉ là một kho tàng di sản văn hóa quý giá đối với mỗi người dân Việt Nam mà còn có sức hút rất lớn đối với tất cả những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt.
Nguồn: Báo Mới
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)