Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 19179
Tổng truy cập : 57,998

Văn hóa - Xã hội Nông thôn

Văn hóa lễ chùa đầu năm (03/02/2020)

Lễ chùa đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam từ bao đời nay. Tuy nhiên, bà con khi đi lễ chùa nói chung và đi lễ đầu năm cần chú ý tránh những hành vi sau tại nơi cửa Phật trang nghiêm.

Lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt.

Ăn mặc phản cảm

Thời gian gần đây, xuất hiện không ít những hình ảnh ăn mặc phản cảm, lố lăng của người dân khi đi lễ chùa bị dư luận lên án gay gắt. Mặc dù được nhắc nhở rất nhiều, nhưng cách ăn mặc “mát mẻ” của các phật tử vẫn tràn lan mỗi mùa lễ hội đầu năm. Thậm chí nhiều người vô tư diện váy ngắn, chụp ảnh ngay trong sân chùa, bên cạnh tấm biển “Đề nghị không mặc quần, váy ngắn vào chùa để đảm bảo sự tôn nghiêm”!

Nhang cả bó, nói to, cười lớn…

Bên cạnh chuyện ăn mặc hở hang gây phản cảm, một số người đi lễ chùa đầu năm còn có các hành động quá lố, khiến người khác ngao ngán, đánh giá không tốt như: ăn uống trong khuôn viên nhà chùa, giẫm lên cỏ, xả rác bừa bãi, nói to, cười lớn, đốt nhang khói nghi ngút…

Đi chùa theo phong trào

Một thực trạng đáng buồn nữa là nhiều người đi lễ chùa theo phong trào nên không quan tâm đến việc đền chùa thờ ai, nguồn gốc lịch sử thế nào để rồi thành tâm tưởng nhớ công ơn của họ. Đó cũng là một trong những biểu hiện của việc đến chùa nhưng không hiểu đạo Phật.

Phật không phải là một vị thần linh ban phước, giáng họa để chúng ta cầu xin lợi lộc, tiền tài… qua những xấp tiền lẻ; những tập vàng mã; những bó nhang nghi ngút vương vãi khắp nơi trong đền chùa. Phật là bậc từ bi, trí tuệ đâu phân biệt giàu nghèo, sang hèn; người đứng trước, kẻ đứng sau. Vậy mà chúng ta sẵn sàng lớn tiếng, chen lấn, xô đẩy chỉ để dành chỗ là “người đến trước”, để được Phật “biết mặt, biết tên”!

Thiết nghĩ, đi lễ chùa đầu năm phải xuất phát từ sự thành tâm trong mỗi con người vì vậy, xin hãy hiểu rằng:

- Bái lạy không phải chỉ là khom lưng cúi người xuống mà là buông bỏ ngạo mạn.

- Niệm Phật không phải là thể hiện ở số lượng thanh âm mà là thể hiện ở sự thanh tịnh của tâm địa.

- Chắp tay không phải chỉ là khép hai tay lại mà còn thể hiện sự cung kính.

- Thiền định không phải là ngồi lâu đến mức không dậy nổi mà là trong tâm không bị dao động bởi bên ngoài.

- Vui mừng không phải là ở khuôn mặt rạng rỡ mà là ở sự khoan khoái, dễ chịu trong lòng.

- Bố thí quyên tặng không phải chỉ là cho đi hết vật chất mà là chia sẻ tấm lòng yêu thương.

Nguồn: Tạp chí Phật pháp