Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 47827
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Vật liệu chống thấm máu: Một phương pháp mới cho mô cấy y tế (10/02/2017)

          Các loại mô cấy y tế như stent, ống thông tiểu và ống dẫn có thể dẫn đến nguy cơ máu đóng cục và nhiễm trùng, biến chứng thường xuyên xảy đến với nhiều bệnh nhân. Giờ đây, các kỹ sư tại Trường Đại học Colorado đã đưa ra một giải pháp tiềm năng, đó là sử dụng bề mặt titan mới có khả năng chống thấm máu cực tốt. Vật liệu này có thể tạo nền tảng cho các mô cấy y tế ít có nguy cơ bị cơ thể đào thải. Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Advanced Healthcare Materials, có sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm của Arun Kota, PGS. về kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật y sinh và PGS. Ketul Popat.

          Từ các tấm titan thường được sử dụng cho các thiết bị y tế, nhóm nghiên cứu đã biến đổi hóa học các bề mặt đóng vai trò như rào cản hoàn hảo giữa titan và máu. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm về mức độ bám dính rất thấp của các tiểu cầu, một quá trình sinh học khiến máu đóng cục và cuối cùng là sự đào thải của vật liệu lạ.

          Vật liệu chống thấm máu xem ra khác lạ vì các nhà khoa học y sinh thường sử dụng các vật liệu thấm máu để làm cho chúng tương thích sinh học. PGS. Kota cho biết: “Những gì chúng tôi đang làm là hoàn toàn trái ngược. Chúng tôi đang dùng loại vật liệu chống thấm máu khi tiếp xúc để vật liệu tương thích với máu". Đổi mới then chốt này là bề mặt chống thấm máu rất tốt đến mức máu bị “đánh lừa” và tin rằng gần như không có sự hiện diện của vật liệu lạ nào.

          Sự tương tác ngoài mong đợi giữa máu với vật liệu lạ là vấn đề đang diễn ra trong nghiên cứu y học. Theo thời gian, các stent có thể tạo nên các cục máu đông, vật cản và gây ra các cơn đau tim hoặc tắc mạch. Thông thường, bệnh nhân cần dùng thuốc làm loãng máu trong phần còn lại của cuộc đời và các loại thuốc này không phải dễ sử dụng.

          PGS. Popat cho rằng: "Lý do xuất hiện các cục máu đông là vì vật liệu tìm kiếm các tế bào trong máu để di chuyển đến và bám lấy. Thông thường, máu chảy trong mạch. Nếu chúng tôi có thể thiết kế vật liệu ở đó máu tiếp xúc vừa đủ với bề mặt, thì gần như không có cơ hội để máu đóng cục và gây ra một loạt sự cố. Ở đây, chúng tôi đang nhằm mục tiêu ngăn chặn sự cố ngay từ đầu”.

           Nhóm nghiên cứu đã phân tích các bề mặt titan có kết cấu và tính chất hóa học khác nhau và đã so sánh phạm vi bám dính và kích hoạt của các tiểu cầu. Kết quả là các ống nano flo đã bảo vệ chống đông máu hiệu quả nhất.

          Việc phát triển bề mặt titan và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm mới chỉ là bước khởi đầu. Nhóm nghiên cứu mong muốn tiếp tục kiểm tra các yếu tố khác làm cho máu đóng cục để kiểm tra các thiết bị y tế thực sự.

          Nguồn: N.P.D (NASATI)