Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 15269 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Việt Nam sản xuất thành công vắc xin ngừa tiêu chảy (21/02/2014)
Việt Nam là nước thứ 4 trên thế giới nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin ngừa tiêu chảy do vi rút Rota.
Vắc xin có tên Rotavin-M1 này là loại vắc xin đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất từ chủng vi rút của người Việt Nam, do vậy hoàn toàn phù hợp với người Việt Nam. Rotavin-M1 là vắc xin vô bào, được sản xuất trên tế bào thận khỉ. Để có nguồn khỉ sạch phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất vắc xin, Bộ Y tế đã đầu tư, xây dựng đảo Rều (Cẩm phả - Quảng Ninh) trở thành nơi chăn nuôi và cung cấp khỉ. Đây cũng là nguồn cung cấp huyết thanh khỉ chủ yếu cho Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế.
Sau hơn 10 năm nghiên cứu, vắc xin Rotavin-M1 đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ kiểm tra và Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm Việt Nam phê chuẩn, cho sử dụng trên thực địa lâm sàng.
Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng trên 30 người lớn, 1.000 trẻ em từ 6-12 tuần tuổi tại Thanh Sơn (Phú Thọ) và thành phố Thái Bình. Kết quả cho thấy vắc xin an toàn trên cả người lớn và trẻ từ 6 - 12 tuần tuổi; đáp ứng miễn dịch rất tốt, tương đương với vắc xin Rotarix của Bỉ đang được lưu hành ở nước ta.
Qua thử nghiệm lâm sàng trên 1.000 trẻ trong 3 năm cho thấy, vắc xin Rotavin-M1 an toàn và đáp ứng miễn dịch cho trẻ được tiêm chủng, hiệu quả tương đương sản phẩm ngoại nhập, nhưng giá thành chỉ bằng 1/3.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
- Phát hiện sự khác biệt trong kết nối não giữa người tự kỷ và rối loạn tăng động giảm... (10/07/2025)
- Công cụ AI tự động phát hiện và theo dõi khối u gan (30/06/2025)
- Nghiên cứu mã hóa cho thấy cách não bộ sử dụng các sự kiện và trải nghiệm trong quá... (23/06/2025)
- Đề xuất phác đồ điều trị mới cho gia đình có trẻ mắc u nguyên bào thần kinh do đột... (18/06/2025)
- Nấm đường ruột đảo ngược bệnh gan nhiễm mỡ ở chuột (12/06/2025)
- Phát hiện hàm lượng hóa chất ở mức báo động trên giường trẻ em (05/06/2025)