Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 15246 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
WHO cần thêm dữ liệu bên ngoài châu Âu về hiện tượng huyết khối (27/04/2021)
SAGE cho biết hầu hết các trường hợp huyết khối được ghi nhận tại Anh và Liên minh châu Âu (EU), rất hiếm có trường hợp ở các nước khác dù nhiều nước sử dụng vaccine này.
Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (SAGE) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23/4 kêu gọi cung cấp thêm các dữ liệu về sự cố xuất hiện huyết khối ở những người bên ngoài châu Âu sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca.
Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch cũng đã cập nhật bản hướng dẫn về sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca, sửa đổi phần các thận trọng, sau khi có các dữ liệu từ châu Âu cho thấy xuất hiện huyết khối sau tiêm phòng. Tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh: "WHO tiếp tục cho rằng lợi ích của việc tiêm phòng vẫn lớn hơn nguy cơ."
Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch cho biết hầu hết các trường hợp huyết khối được ghi nhận tại Anh và Liên minh châu Âu (EU), rất hiếm có trường hợp ở các nước khác dù nhiều nước sử dụng vaccine này.
Hiện vaccine của AstraZeneca đang được triển khai tiêm ở 157 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch khẳng định: "Việc đánh giá nguy cơ bên ngoài châu Âu cần thêm các dữ liệu và phân tích."
Ngày 7/4, Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch ghi nhận khả năng tồn tại mối liên hệ giữa vaccine của AstraZeneca với hiện tượng huyết khối, song cũng nhấn mạnh rằng sự cố này "rất hiếm."
Hiện chưa rõ có xảy ra huyết khối đối với các trường hợp tiêm mũi thứ hai hay không tuy nhiên, Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch khuyến cáo những người đã xuất hiện huyết khối sau liều thứ nhất không nên tiêm liều thứ hai.
Bản hướng dẫn mới của Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch cũng cho biết: "Rất hiếm triệu chứng huyết khối kết hợp với giảm tiểu cầu, được mô tả là bệnh huyết khối có triệu chứng giảm tiểu cầu (TTS), trong vòng 4-20 ngày sau tiêm. Quan hệ giữa vaccine và TTS được cho là có dù cơ chế sinh học dẫn tới triệu chứng này vẫn đang được làm rõ."
Theo Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch, dữ liệu từ Anh ngày 31/3 cho thấy nguy cơ TTS vào khoảng 1/250.000 người trưởng thành được tiêm vaccine, trong khi tỷ lệ này trong EU là 1/100.000 người. Các dữ liệu từ châu Âu cho thấy nguy cơ đối với người trẻ hơn có thể cao hơn so với người lớn tuổi hơn.
Trong một diễn biến liên quan, theo phóng viên TTXVN tại London, Anh có thể cân nhắc dừng tiêm vaccine của AstraZeneca cho người dưới 40 tuổi, khi nhóm tuổi này sẽ bắt đầu được tiêm vào tháng 5 tới.
Các số liệu mới nhất của Cơ quan quản lý và sản phẩm chăm sóc sức khỏe y tế Anh (MHRA) cho thấy nguy cơ huyết khối gây tắc mạch nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca đã tăng mạnh, từ 79 ca lên 168 ca. Đáng chú ý, trong số này có 32 trường hợp đã tử vong.
Tháng trước, Anh cũng đã thay đổi chiến lược về tiêm chủng đối với vaccine của AstraZeneca, trụ cột trong chương trình tiêm chủng của nước này, sau khi Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng và miễn dịch (JCVI) khuyến cáo tất cả những người khỏe mạnh dưới 30 tuổi nên được cung cấp một loại vaccine khác thay thế cho vaccine của AstraZeneca.
Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng và miễn dịch dự kiến sẽ đưa ra quyết định sớm nhất vào tuần tới và đang tiếp tục phân tích thêm dữ liệu, bao gồm cả việc phân tích mẫu máu của một số người bị rối loạn máu./.
Nguồn: Bích Liên - Vân Hải/vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 23/4/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)