Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 62555 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Xác định enzyme gây mùi cơ thể (14/08/2020)
Theo các nhà khoa học, thủ phạm chính gây mùi cơ thể là loại enzyme mới được phát hiện được gọi theo cách sáng tạo là "enzyme mùi cơ thể" (BO).
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chỉ số ít vi khuẩn gây mùi hôi cơ thể tỏa ra từ nách tiết mồ hôi. Một nghiên cứu của trường Đại học York được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy những vi khuẩn này đã phát triển loại enzyme chuyên biệt tạo ra các phân tử gây mùi hôi khó chịu cho cơ thể dễ nhận thấy.
"Xử lý cấu trúc của “enzyme BO” này đã cho phép chúng tôi xác định phân tử bên trong một số vi khuẩn tạo ra các phân tử gây mùi", Michelle Rurupt, đồng tác giả nghiên cứu nói. "Đây là bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu hoạt động của mùi cơ thể và sẽ cho phép phát triển các chất ức chế mục tiêu ngăn chặn sản sinh BO tại nguồn mà không làm gián đoạn hệ vi sinh vật ở nách".
Theo phân tích mới, một trong những chủng vi khuẩn chính chịu trách nhiệm sản xuất enzyme tạo ra BO mới được phát hiện là Staphylococcus hominis. Staphylococcus hominis và các vi khuẩn cùng họ đã tiến hóa cùng với những người cổ đại đầu tiên xuất hiện trong hàng nghìn, có lẽ hàng triệu năm. Nhóm vi khuẩn xuất hiện trước người hiện đại Homo sapiens. Nguồn gốc cổ xưa của vi khuẩn staphylococci gây mùi cho thấy vi khuẩn có thể đã đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp giữa các loài linh trưởng và người nguyên thủy.
"Nghiên cứu này là một công cụ mở rộng thực sự", Gordon James, đồng tác giả nghiên cứu nói. "Thật thú vị khi phát hiện ra rằng một loại enzyme gây mùi chủ yếu chỉ tồn tại trong số ít vi khuẩn ở nách và đã tiến hóa ở đó hàng chục triệu năm trước".
Các nhà khoa học cho rằng cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ mối quan hệ tiến hóa giữa nách người và vi khuẩn tụ cầu.
Nguồn: N.P.D/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 13/8/2020
http://vista.gov.vn/news/cac-linh-vuc-khoa-hoc-va-cong-nghe/xac-dinh-enzyme-gay-mui-co-the-2856.html
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)