Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 23166 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN
Xây dựng bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững (14/03/2025)
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế và đang hướng tới trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao. Khi nền kinh tế đã vượt qua những khó khăn, nghèo khó, Chính phủ đã rất quan tâm chú trọng tới vấn đề phát triển kinh tế bền vững, không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng. Cụ thể, chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, chính sách nhằm thúc đẩy theo hướng phát triển kinh tế có chiều sâu và bền vững. Các chính sách tại Việt Nam về cơ bản đều đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo các vấn đề xã hội và đặc biệt gần đây là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, các chính sách định hướng và triển khai thực hiện khá dày đặc nhưng hiện vẫn chưa có bộ chỉ số nhằm theo dõi đánh giá về phát triển kinh tế bền vững, các bộ chỉ số chưa đề cập cụ thể các chỉ số đo lường, chỉ tiêu giám sát, theo dõi, đánh giá dựa trên chỉ số tổng hợp. Hiện tại, các chỉ tiêu phục vụ giám sát các chính sách phát triển kinh tế xã hội phần lớn dựa vào đánh giá các chỉ tiêu đơn lẻ, vẫn chưa có công cụ theo dõi tổng thế các chiều cạnh một cách đầy đủ từ năng lực và hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát triển kinh tế gắn với các vấn đề xã hội và môi trường, dưới góc độ kinh tế bền vững.
Bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà quản lý cấp trung ương và địa phương trong công tác quản lý, điều hành như làm căn cứ xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế bền vững; giúp theo dõi, giám sát kết quả thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội; làm căn cứ phân bổ nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong ngắn, trung và dài hạn.
Với mục tiêu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của xã hội Việt Nam, nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo an sinh quốc gia, giai đoạn 2021-2030. Năm 2020, Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ: “Xây dựng bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững”. Nhóm nghiên cứu đã triển khai các nội dung:Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp xây dựng Bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững; Xây dựng các chỉ số thành phần, chỉ số tổng hợp phát triển kinh tế bền vững và thử nghiệm, áp dụng trên thực tế; Đề xuất kiến nghị, hướng dẫn sử dụng Bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
(1) Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý thuyết liên quan tới phát triển kinh tế bền vững bao gồm các khái niệm và nội hàm liên quan tới phát triển kinh tế bền vững, các lý thuyết và cách tiếp cận liên quan tới phát triển kinh tế bền vững, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và tình hình thực tiễn phát triển kinh tế theo hướng bền vững ở Việt Nam. Đề tài đã xây dựng khung khổ nội dung phát triển kinh tế bền vững bao gồm 5 trụ cột chính (5 chỉ số thành phần chính) đó là: Năng lực các yếu tố đầu vào và môi trường kinh doanh; Hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào; Kết quả đầu ra phát triển kinh tế; Phát triển kinh tế và tính bao trùm xã hội; Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái.
Khung đo lường phúc lợi của IMF.
(2) Với nội dung các chỉ số thành phần, bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững cấp quốc gia sẽ được đo lường dựa trên 5 chỉ số thành phần với 30 chỉ báo cụ thể. So với bộ chỉ số đo lường phát triển kinh tế bền vững ở cấp quốc gia, bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững đề xuất đo lường ở cấp tỉnh sẽ có 28 chỉ báo (ít hơn hai chỉ báo). Cụ thể, chỉ số tỷ lệ năng lượng tái tái trên tổng nguồn cung năng lượng quốc gia và chỉ số cán cân thương mại sẽ chỉ có ý nghĩa ở cấp quốc gia trong theo dõi, giám sát, đánh giá và phân bổ nguồn lực. Trong khi đó, ở cấp tỉnh, chỉ số cán cân thương mại ở cấp địa phương không có nhiều ý nghĩa bởi hàng hóa ở một tỉnh/thành phố này có thể xuất khẩu ở tỉnh/thành phố khác hay người dân, doanh nghiệp có thể đi mua hàng hóa nhập khẩu ở các tỉnh xung quanh nên rất khó theo dõi và kiểm soát. Tương tự đối với chỉ số tỷ lệ năng lượng tái tạo ở cấp địa phương. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ khái niệm, công thức tính toán, ý nghĩa và nguồn số liệu của từng chỉ báo cụ thể. Nội dung về chuẩn hóa số liệu và xác định trọng số của các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp dựa vào kết quả khảo sát đánh giá của chuyên gia. Trên cơ sở chuẩn hóa số liệu và trọng số, phương pháp tính toán chỉ số phát triển kinh tế bền vững tổng hợp giúp việc so sánh kết quả phát triển bền vững ở cấp quốc gia theo thời gian cũng như so sánh kết quả phát triển kinh tế theo hướng bền vững giữa các tỉnh/thành phố.
(3) Kết quả tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp đo lường phát triển kinh tế bền vững ở cấp quốc gia (3 năm từ 2019-2021) và ở cấp tỉnh đối với 4 tỉnh thành phố (Bắc Giang, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương) cho thấy, chỉ số tổng hợp về phát triển kinh tế bền vững khá phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như của các địa phương tính toán. Trong số 4 tỉnh/thành, Hải Phòng là thành phố đứng thứ 2 sau tỉnh Bình Dương về chỉ số tổng hợp về phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, ở chiều cạnh sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu vào thì Hải Phòng lại là địa phương tiên phong khi có năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đất đai (cả nông nghiệp và phi nông nghiệp) cao nhất trong số 4 tỉnh/thành phố. Bên cạnh đó, thành phố cũng đạt được các kết quả tích cực như vấn đề giảm nghèo, khoảng cách bất bình đẳng thấp của địa phương này lại cao xếp cao hơn cả so với tỉnh Bình Dương. Qua quá trình tính toán thử nghiệm, nghiên cứu nhận thấy những điểm thuận lợi đó là: Nguồn số liệu, thông tin liên quan tới phát triển kinh tế hiện có khá nhiều số liệu từcác chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh (dù tình hệ thống chưa cao); Với nguyên tắc xây dựng bộ chỉ số của Chương trình an sinh là không quá phứctạp, có thể theo dõi nên việc tính toán về sau cũng như kết quả tính toán chỉ số sẽlà những bằng chứng khá rõ ràng, đầy đủ theo các chiều cạnh không gặp quá nhiềukhó khăn; Các kết quả đo lường thử nghiệm cho thấy điểm số tổng hợp về phát triển kinh tế bền vững khá sát với thực tiễn phát triển kinh tế theo hướng bền vững của các tỉnh, thành phố; Kết quả đo lường bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững giúp các nhà quản lý các cấp địa phương thấy rõ được xu hướng phát triển kinh tế bền vững của quốc gia theo thời gian. Không chỉ giúp các nhà quản lý, các bộ ngành thấy rõ được xu hướng thay đổi chỉ số tổng hợp về phát triển kinh tế bền vững mà còn giúp thấy rõ được những điểm mạnh đóng góp vào sự thay đổi chỉ số tổng hợp cũng như những điểm còn hạn chế, yếu kém.
(4) Quá trình xây dựng và tính toán thử bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững cũng còn gặp một số điểm khó khăn đó là: Do bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững là một trong 9 trụ cột của Bộ chỉ số An sinh quốc gia và với yêu cầu của Chương trình không được sử dụng quá nhiều chỉ báo nên việcxây dựng, rà soát và lựa chọn xác định các chỉ báo đưa vào đại diện tính toán đolường khá khó khăn và mất khá nhiều thời gian thảo luận, trao đổi để lựa chọn đượcnhững chỉ báo và chỉ số thành phần có tính đại diện cao nhất đo lường về phát triểnkinh tế bền vững; Dù có nhiều cải thiện về số liệu thống kê trong những năm gần đây nhưng vẫn cònkhá nhiều khó khăn trong thu thập số liệu thống kê phục vụ tính toán đo lườngphát triển kinh tế bền vững do tính nhất quán và đồng bộ về đơn vị, cập nhật theo thời gian; Nhiều chỉ số phải sử dụng các số liệu thay thế đo lường vì nhiều chỉ tiêu thống kêcòn chưa có số liệu hoặc chưa đưa vào hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấptỉnh, nhất là liên quan tới chiều cạnh về sản xuất và tiêu dùng xanh, tái chế, tiêu dùngtài nguyên nước, tỷ lệ tái chế, kinh tế tuần hoàn.
(5) Bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững cần được coi là một trong những chiều cạnh quan trọng của Bộ chỉ số an sinh quốc gia. Đây là thước đo quan trọng nhằm đánh giá sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững của quốc gia, của các địa phương nhằm thấy rõ được xu hướng phát triển, xác định rõ được những mặt mạnh và mặt hạn chế về các chiều cạnh của phát triển kinh tế bền vững. Trên cơ sở kết quả tính toán thử nghiệm, phân tích những thuận lợi và khó khăn, đề tài đã đề xuất các kiến nghị và giải pháp trong triển khai thực hiện; về nguồn lực thực hiện nhằm đảm bảo tính khả thi áp dụng; nguồn số liệu cần cập nhật, bổ sung thu thập thông qua các cuộc điều tra khảo sát, thống kê hàng năm nhằm đảm bảo tính toán bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững tốt nhất có thể. Từ đó, đưa ra dự báo ứng dụng và lộ trình thực hiện đo lường bộ chỉ số phát triển kinh tế bền vững ở cấp quốc gia cũng như cấp tỉnh/thành phố. phát triển kinh tế bền vững. Theo đó, từ năm 2026, đo lường chỉ số phát triển kinh tế bền vững có sự bổ sung thêm các chỉ báo liên quan nhiều hơn tới kinh tế xanh, tiêu dùng xanh, việc làm xanh cũng như chỉ số liên quan hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, các chỉ số liên quan tới việc làm xanh, các số liệu liên quan tới tỷ lệ tái chế, tái sử dụng hay sản lượng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm được dán nhãn xanh, sinh thái.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng hoặc Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia./.
- Thiết kế và điều khiển cơ cấu khớp hỗ trợ chi tay trên và một phần bả vai của người... (26/03/2025)
- Nghiên cứu thành phần hóa học có hoạt tính kháng viêm của một số loài thuộc chi Hedera... (24/03/2025)
- Vai trò mạng xã hội trong việc thúc đẩy hành vi du lịch xanh khi chọn điểm đến: Một... (21/03/2025)
- Nghiên cứu tác nhân gây đóm trắng nội tạng cá Nheo mỹ nuôi lồng và biện pháp phòng... (19/03/2025)
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất phương pháo đánh giá chất lượng bê tông nhựa... (17/03/2025)