Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 62535 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Xây dựng gia đình văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới (18/09/2013)
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đặt ra nhiều vấn đề cần nỗ lực tập trung giải quyết, trong đó vấn đề cơ bản và lâu dài là phải xây dựng gia đình văn hóa, ấm no hạnh phúc.
Chính vì vậy, xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình sẽ góp phần hoàn thành nhiều chỉ tiêu trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới như cơ cấu lao động, giáo dục, văn hóa, môi trường, an ninh - trật tự xã hội.
Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã có từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã lan rộng khắp cả nước.
Từ đời này sang đời khác, ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết thuận hòa... Ðó có thể xem là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Gia phong đã trở thành nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thành một tế bào xã hội khỏe khoắn, lành mạnh, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở đó, gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấm hạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ở đó xuất hiện những giá trị nhân văn mới như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, hôn nhân tiến bộ cùng tồn tại bên trong nền nếp gia phong.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với lối sống thực dụng, các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài tràn vào cùng với các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình. Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp. Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và đại dịch HIV/AIDS đang len lỏi thâm nhập vào các gia đình nông thôn... Ðặc biệt, bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm.
Để xây dựng gia đình văn hóa, trước hết, mỗi người cần nhận thức sâu sắc vai trò ý nghĩa của việc xây dựng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình phải phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái, trong đó người lớn luôn luôn gương mẫu để gia đình phát triển sức mạnh nội sinh, trở thành thành lũy ngăn chặn tiêu cực từ bên ngoài ùa vào.
P.V
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)