Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 716 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Xây dựng nông thôn mới thân thiện với môi trường (10/03/2014)
Xây dựng nông thôn thân thiện với môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người nông dân. Tuy vậy, tại nhiều địa phương, tiêu chí này vẫn chưa được thật sự quan tâm.
Tại nhiều nơi, người dân nông thôn vẫn không có thói quen gom rác lại để xử lý. Chất thải chăn nuôi bị đẩy ra cống rãnh. Cùng với hệ thống nhà vệ sinh tự hoại, nước thải sinh hoạt cũng chảy theo ra cống rãnh gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ao hồ, lâu dần ngấm xuống làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Rác thải sau khi thu gom chưa được xử lý đúng cách, mới chỉ dừng lại ở việc đốt rác, gây ô nhiễm không khí. Vẫn còn một lượng không nhỏ các loại vỏ lọ hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị vứt ngoài bãi rác, mà chưa có cách gì để xử lý triệt để.
Tại các làng nghề ở nông thôn, nguồn nước thải chưa được xử lý vẫn xả ra môi trường, gây ô nhiễm không chỉ khu vực làng nghề mà còn ảnh hưởng nhiều đến các làng xung quanh. Rồi theo dòng chảy tự nhiên đem ô nhiễm đi rất xa, ảnh hưởng cả một vùng. Đó là chưa kể đến thói quen thả rông trâu bò, chó… và chất thải của các động vật này vẫn còn nhiều ở ngoài đường, trong các khu vực công cộng…
Để khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương cần đề ra một số biện pháp, như: Đưa việc này vào hương ước làng xã, vào tiêu chuẩn đánh giá Gia đình văn hóa; Cho các gia đình ký cam kết không thả rông chó mèo, súc vật nuôi ra đường, không để rác bừa bãi hoặc ô nhiễm quanh khu vực gia đình cư trú; Lập tổ giám sát môi trường của từng xóm đi kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên; Cử một đội thu gom rác thải (một cụm dân cư khoảng 4 người - thu nhập của họ do các gia đình đóng góp theo nhân khẩu, mỗi tháng khoảng 3 - 4 nghìn đồng/1 khẩu); Đảm bảo việc thu gom rác hàng ngày không bị ứ đọng dẫn đến phân hủy, hôi thối, rác thải sau khi được gom lại ở điểm tập kết sẽ có xe của Công ty Môi trường về thu gom vào một giờ nhất định hàng ngày; Khuyến khích người dân xây dựng hệ thống hầm khí biogas để tận dụng nguồn phân gia súc gia cầm, chất thải sinh hoạt hữu cơ; Cho xây những chiếc bể giữa đồng rau để bà con tập kết vỏ lọ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật, sau đó tiến hành thu gom định kỳ và xử lý riêng …
Vì môi trường, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền địa phương, rất cần ý thức tự giác của chính bà con nông dân trong việc: thu gom rác thải; tránh để rác bừa bãi hoặc ô nhiễm quanh khu vực gia đình cư trú; không thả rông chó mèo; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, ngưng trước khi thu hái theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, vỏ lọ, bao gói thuốc cần được thu gom tập kết vào một nơi quy định…
Nguồn: dantri.com.vn
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)