Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 61615 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Xóa bỏ tập quán ăn uống tốn kém, lãng phí (05/06/2013)
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, để xây dựng được nông thôn mới một việc quan trọng phải làm đó là xoá đi những những tập quán, thói quen lạc hậu. Trong đó có việc ăn uống và cỗ bàn.
Việc ăn uống và cỗ bàn trong nông thôn hiện diễn ra quá nhiều. Từ việc nhỏ cho đến việc lớn như: đám cưới, đám hiếu, mừng thọ, đầy tháng, tân gia, cải mả, nhập ngũ, nhập học… người ta đều tổ chức ăn uống, làm cỗ và tổ chức ngày một linh đình, tốn kém hơn. Một đám cưới cũng phải từ tám mươi mâm cỗ trở lên – có nơi còn kéo dài ăn tới vài ngày liền, còn những việc khác thường thường cũng hai ba chục mâm, lớn cũng đến năm sáu mươi mâm.
Ăn uống như thế làm lãng phí rất nhiều thời giờ và tiền của của người dân. Cho nên đến mùa cưới, mùa công việc ở làng quê bây giờ người ta thấy lo nhiều hơn là thấy vui, trước là được đi ăn cỗ giờ họ bảo là phải đi ăn cỗ - đi ăn cỗ bây giờ là để trả nợ miệng, bởi vì đó là cái nợ đồng lần của nhau. Vào ngày đẹp hay gặp dịp “cao điểm” người ta phải đi vài đám cỗ một ngày là chuyện bình thường, điều đó vất vả cho cả người ăn lẫn người mời. Trước đây đi ăn cỗ chủ yếu là đến với nhau bằng tình cảm, nhất là đi ăn cưới, quà mừng cưới cũng đơn giản chỉ là cái phích, cái nón, bộ ấm chén, cái gương, cái chậu… Thế nhưng, ngày nay người đi ăn phải có phong bì, ít là vài chục, nhiều khi tới cả trăm, thậm chí vài trăm ngàn - ở quê bán một tạ thóc đi ăn vài bữa cỗ là hết. Mà thậm chí các cụ già đi ăn cỗ mà không có phong bì thì nhất định không đi, mặc dù ở tuổi đó thì làm gì còn làm ra tiền nữa…
Người mời thì phải chạy ngược xuôi lo cỗ, nói hơi thực dụng ra thì làm cỗ bây giờ cũng không có lãi, nhà nghèo có khi méo mặt.
Nhân đây, xin nói luôn về việc uống rượu, công việc gì người ta cũng mang rượu ra để uống, mà đâu có uống ít. Bởi vậy, ở nông thôn chủ đề rượu đang lấn át các chủ đề khác, lệch lạc hơn nhiều khi người ta lại lấy chén rượu để làm thước đo tình cảm, đo sự tôn trọng lẫn nhau, thậm chí là thước đo chính bản thân mình, được mời mà không uống cạn chén thì bị cho là thiếu tình cảm, thiếu tôn trọng hoặc không uống được thì bị coi là “kém”, chú với cháu ngồi uống rượu với nhau cũng đánh nhau; 2 bạn đồng ngũ lâu ngày gặp lại, chỉ vì mỗi chuyện tranh nhau trả tiền rồi cũng đánh nhau… mà những việc đó cũng từ rượu mà ra. Đi đám sá ở thôn quê nếu để ý sẽ gặp như vậy thường xuyên – mà rượu nhiều thì đâu có bổ béo gì và nhiều chuyện đáng buồn cũng chính từ rượu mà ra…
Do vậy, chúng ta nên giảm bớt cỗ bàn, rượu bia, để dành thời gian và công sức để làm ăn, phát triển kinh tế, chăm lo cho con cái học hành… là hơn.
Nguồn: website Hội Nông dân Việt Nam
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)