Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 12721 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Ý nghĩa về Tết Đoan ngọ ở Việt Nam (31/05/2017)
Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm
Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Đây thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy, con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật...
Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
Ngoài tục giết sâu bọ, theo truyền thống cũ, ngày này còn rất nhiều tục khác như: Tục nhuộm móng chân móng tay, tục đeo bùa túi, tục tắm nước lá mùi, tục khảo cây lấy quả, tục hái thuốc vào giờ Ngọ, tục treo ngải cứu để trừ tà, tục đi siêu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, một số địa phương không còn duy trì những tục lệ này.
Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song Tết Đoan ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.
Nguồn: PV tổng hợp theo Báo Khoa học
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)