Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 22536 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Biện pháp phòng trừ rong rêu hại lúa xuân (29/03/2017)
Hiện nay, lúa xuân đang sinh trưởng, phát triển tốt; tuy nhiên, một số diện tích lúa vẫn còn nhiều rong rêu và gây hại cục bộ trên các trà lúa ở những chân ruộng chua, trũng… gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa. Để giúp cho bà con nông dân hiểu rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh, triệu chứng gây hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời, chúng tôi xin hướng dẫn như sau:
1. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh: Do nhóm tảo lục gây hại, ruộng lúa thường xuyên có mực nước từ 3-5cm kết hợp với thời tiết âm u sương mù xen kẽ, rong rêu trong ruộng lúa phát triển mạnh khiến việc trao đổi ôxy trong đất bị hạn chế, rễ lúa kém phát triển, không hấp thụ được chất dinh dưỡng để nuôi cây.
2. Triệu chứng gây hại: Rong rêu phủ kín thân và lá lúa làm hạn chế sự đẻ nhánh, tranh chấp dinh dưỡng với cây lúa. Cây lúa sinh trưởng kém, biểu hiện đầu lá cháy xém, cọng lá chuyển sang màu nâu tím, rễ không phát triển được. Nếu mật độ rong rêu dày đặc cây lúa sẽ vàng lá và chết.
3. Biện pháp phòng trừ:
- Đối với ruộng lúa bị nhiễm rong rêu, nên ngừng bón phân, vì lúc này cây lúa quang hợp kém, rễ lúa yếu, khả năng hấp thu dinh dưỡng và trao đổi chất trong đất kém, đồng thời rong rêu sẽ hấp thụ hết lượng phân bón.
- Vớt sạch rong rêu trong ruộng bằng tay, sau đó rút cạn nước phơi ruộng. Phương pháp làm này tốn công nhưng khá hiệu quả để diệt trừ rong rêu trên ruộng lúa.
- Sau khi tháo cạn nước trong ruộng tiến hành bón vôi bột 10 - 15 kg/sào hoặc phun CuSO4 5-10% vào ngày nắng, phun từ 1- 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 ngày.
- Có thể xử lý bằng thuốc diệt khuẩn trừ rong rêu như Physan 20L, pha 20ml/bình 16 lít nước/sào.
- Để giúp bộ rễ lúa mau hồi phục cũng như cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây lúa , cần phun thêm phân bón lá (có bán trên thị trường) phun 3 lần mỗi lần cách nhau từ 7 - 10 ngày.
Chú ý:
- Trong ruộng lúa, nếu rong rêu nhiều kết thành từng mảng dầy, trước khi phun thuốc phải vớt rong rêu rồi mới tiến hành phun thuốc.
- Rắc vôi và phun thuốc khi ruộng tháo cạn nước.
- Nồng độ, liều lượng sử dụng thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì./.
Nguồn: Khuyến nông Hà Nội
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)