Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 37178
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Biện pháp xử lý gia súc phản ứng sau khi tiêm phòng vắc-xin (26/11/2015)

Sau khi tiêm phòng vắc-xin, một số gia súc thường có phản ứng với thuốc. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm. Bà con cần lưu ý một số trường hợp sau:

Trường hợp 1: Phản ứng sinh lý bình thường

Sau khi tiêm phòng, gia súc có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, có thể sưng nhẹ ở vị trí tiêm nhưng gia súc vẫn ăn uống và không có dấu hiệu khó thở: Khi gặp trường hợp này, người chăn nuôi cần cho gia súc ăn uống đầy đủ, nằm nghỉ nơi chỗ râm mát, kín gió, yên tĩnh, gia súc sẽ tự khỏi sau một vài ngày.

Trường hợp 2:  Phản ứng cục bộ

Tại vị trí tiêm có biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau, con vật bị sốt; có thể hình thành ổ áp xe; để lâu có thể hình thành khối u, xơ cứng.

Biện pháp xử lý: Cho gia súc nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, kín gió, cho con vật ăn uống đầy đủ. Dùng một trong các loại kháng sinh như: Penicillin, Ampicillin, Streptomycin,... thuốc hạ sốt, trợ sức, trợ lực: Anagin C, Bcomplex,... Đồng thời, dùng cồn Salisilat methyl để xoa bóp hoặc chườm nóng tại vị trí sưng.

Trường hợp 3:  Phản ứng sốc phản vệ

Thường xảy ra ngay sau khi tiêm vắc-xin. Gia súc có biểu hiện: choáng, ngất, chân run rẩy, đi lại không vững hoặc gục xuống, sùi bọt mép, chảy nhãi, khó thở, sốt cao, ói mửa, tiêu chảy... Nếu không cấp cứu kịp thời con vật sẽ chết.

Biện pháp xử lý: khẩn trương tiêm các loại thuốc như: thuốc trợ tim (Cafein), thuốc an thần Promethazin (hoặc Aminazin), thuốc giảm đau, hạ sốt Anagin C; thuốc trợ hô hấp (Bromhexin), kết hợp cho gia súc nằm nghỉ nơi râm mát, kín gió, yên tĩnh, đầu thấp, nghiêng sang một bên.

Nguồn: Sở NN&PTNT Phú Thọ