Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 69758 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Cảnh báo bệnh dại lan rộng ra cộng đồng (25/09/2013)
Bộ Y tế nhận định, bệnh dại năm nay có nguy cơ lan rộng ra cộng đồng. Trong khi gần đây, xuất hiện nhiều chó thả rông, tỷ lệ tiêm phòng chó còn thấp. Một số nơi còn có tình trạng chó lạ cắn người khiến nhân dân hoang mang.
Tổn thương do bệnh dại
8 tháng qua, cả nước có hơn 175.000 người phải tiêm vắcxin sau khi bị chó cắn và 63 người tử vong do dại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Tình hình này khiến Bộ Y tế đề nghị các địa phương quản lý phòng bệnh và vận động người bị chó nghi dại cắn đi tiêm phòng.
Theo Bộ Y tế, tất cả trường hợp mắc dại tử vong từ đầu năm đều không đi tiêm phòng.
Bệnh dại được xếp vào nhóm các bệnh truyền nhiễm tái nổi và đứng thứ hai trong số các bệnh truyền nhiễm gây tử vong ở Việt Nam. Nguồn lây bệnh chủ yếu do chó nhà (chiếm 96%), sau đó là mèo.
Đối với người bị súc vật nghi dại cắn, cần rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc và nhiều nước, sau đó rửa bằng nước muối, bôi các chất sát khuẩn như: cồn, cồn iốt đậm đặc hay bétadine, nhằm làm giảm tới mức tối thiểu lượng virus tại nơi xâm nhập. Sau đó, đến ngày các cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.
Khi đã lên cơn dại thì không thể chữa trị được kể cả người và động vật. Chỉ phòng bệnh bằng vắcxin dại khi bị chó cắn.
Trách nhiệm của người nuôi chó:
- Phải đăng ký số lượng chó nuôi với trưởng thôn, xóm.
- Tiêm phòng dại định kỳ hàng năm của cơ quan thú y. Thời điểm tiêm phòng:
+ Tiêm lần đầu cho chó con được 4 tuần tuổi.
+ Nếu chó con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
- Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài đường. Ở các thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng.
- Mỗi hộ gia đình chỉ nên nuôi 1 - 2 con chó để giữ nhà. Trong trường hợp nuôi nhiều (trên 5 con không kể chó mới sinh) phải có tờ trình về điều kiện nuôi và được cơ quan thú y địa phương xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.
- Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã.
* Lưu ý: Chó chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam, Cục Thú y
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)