Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 56273 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Cấp bách phòng chống dịch cúm A H7N9 (17/04/2013)
Hiện nay, dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang diễn biến rất căng thẳng với số ca mắc, tử vong đang tiếp tục tăng lên. Virút cúm H7N9 nguy hiểm hơn cả virút H5N1 (chủng cúm gây tỉ lệ tử vong cao, nhiều nơi tỉ lệ tử vong lên đến 70-80%). Bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 có diễn biến viêm phổi nhanh hơn bệnh nhân cúm H5N1, tổn thương tim, thận ít hơn nhưng biểu hiện hoại cơ nhiều hơn. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, không có vắcxin phòng bệnh.
Theo Bộ Y tế nước ta, mặc dù hiện nay chưa ghi nhận có bệnh nhân cúm A/H7N9 nhưng với những diễn biến dịch bệnh đang xảy ra ở Trung Quốc thì khả năng bệnh trên xâm nhập vào Việt Nam rất lớn. Nguyên nhân là do Việt Nam có chung đường biên giới khá dài với Trung Quốc, tình trạng nhập lậu gia cầm từ Trung Quốc về nước ta vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Đặc biệt, cúm A/H7N9 cũng có khả năng lây sang Việt Nam qua các loại động vật hoang dã như chim.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã tổ chức họp ban chỉ đạo để xây dựng kế hoạch phòng chống nắm bắt mối nguy cơ và tổ chức họp ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch để phòng chống cúm A/H7N9. Bộ cũng đã xây dựng các tiểu ban giám sát, tiểu ban điều trị, tiểu ban quan hệ quốc tế… Tất cả các tiểu ban này đều xây dựng kế hoạch khả năng giám sát, khả năng điều trị và đáp ứng dịch.
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam hoàn toàn có thể xét nghiệm bệnh phẩm để xác định sớm người bệnh mang virus này. Bộ Y tế cũng cảnh báo người dân nếu có biểu hiện ho, sốt, viêm phổi bất thường… thì cần đi khám sớm để được chẩn đoán.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cảnh báo mạnh mẽ người dân không vận chuyển, buôn bán, sử dụng động vật (lợn, gia cầm) ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc. Trường hợp bị cúm nên đeo khẩu trang nhằm hạn chế lây truyền ra những người xung quanh...
Bộ Y tế ban hành 5 khuyến cáo phòng chống cúm A/H7N9 tại cộng đồng:
1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm.
3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
P.V tổng hợp
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)