Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 10918
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ Xuân 2014 (07/04/2014)

Thời điểm này, nhiệt độ đang tăng dần, thời tiết mưa ẩm, là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Để đảm bảo cho lúa và rau màu vụ Xuân 2104 sinh trưởng và phát triển tốt, bà con cần chú ý:

1.       Đối với lúa:

1.1. Lúa cấy:

Tất cả các trà lúa phải được bón thúc sớm, tập trung ngay sau khi cây lúa bén rễ, hồi xanh; lựa chọn các loại phân NPK chuyên thúc để tăng cường khả năng ra rễ, giúp lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, đạt dảnh hữu hiệu cao. Cụ thể:

- Bón thúc đẻ nhánh: đảm bảo mức trung bình (quy ra phân đơn) từ 4 - 5kg đạm urê và từ 2-3 kg kaliclorua/1 sào (tùy giống và chân đất); kết hợp với làm cỏ và tỉa dặm kịp thời đảm bảo mật độ.

- Diện tích lúa cấy bị ảnh hưởng giá rét phải dặm lại hoặc trên chân ruộng chua, xấu cần bón thêm phân bón có hàm lượng phân lân dễ tiêu cao (như phân bón DAP) từ 2 -3kg/sào kết hợp với phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ khoáng, phân vi sinh.

 - Bón đón đòng (khi lúa có 10% dảnh cái thắt eo đầu lá): 2 - 3kg kaliclorua/sào (giống lúa thâm canh cao có thể bón 3 - 4kg kaliclorua/sào), những diện tích lúa sinh trưởng kém bón thêm 1 - 1,5kg đạm urê; phối hợp với các chế phẩm: NEB-26, WEHG, Agrodream, Gro-green, phân phức hợp… để giảm lượng đạm đơn và bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, trung lượng giúp cho cây lúa sinh trưởng tốt.

- Đảm bảo mực nước hợp lý trên ruộng lúa sau cấy từ 2 - 3cm để lúa đẻ nhánh tốt (rút nước đồng trũng, duy trì nước đồng cao).

1.2. Đối với diện tích lúa gieo thẳng:

- Tỉa dặm: Khi cây lúa có từ 2,5 - 3 lá, tiến hành tỉa dặm đảm bảo mật độ từ 120 -140 cây/m2 với lúa thuần và 70 - 80 cây/m2 với lúa lai.

- Bón phân: Lượng bón cho 1 sào Bắc bộ (360 m2):

+ Giai đoạn lúa từ 2 - 2,5 lá : bón phân từ 2 - 3kg urê + 1kg kaliclorua;

+ Giai đoạn lúa từ 4,5 - 5 lá: bón phân từ 3 - 4kg urê + 2 - 3kg kaliclorua;

+ Bón đón đòng: bón phân từ 2 - 3kg kaliclorua.

Những diện tích lúa khi gieo gặp rét đậm, chậm ra lá, cần thay nước trên ruộng, khùa nhẹ để phá váng tạo thông thoáng cho lúa ra rễ, bón bổ sung lân supe kết hợp với đạm urê hoặc NPK chuyên thúc hàm lượng cao.

Chế độ nước tưới: Điều chỉnh mức nước ruộng hợp lý, không để bị khô mặt ruộng hoặc ngập sâu ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa non. Sau khi lúa đẻ nhánh đảm bảo số dảnh hữu hiệu (350 dảnh hữu hiệu/m2), rút nước khô ruộng từ 5 - 7 ngày cho rễ lúa ăn sâu, chống đổ; giai đoạn phân hóa đòng duy trì mực nước từ 3 - 5cm để thuận lợi cho làm đòng - trổ bông.

1.3. Phòng trừ sâu bệnh trên lúa

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch hại trên lúa Xuân, tăng cường kiểm tra đồng ruộng để chủ động phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại, bệnh đạo ôn, dòi đục nõn, chuột hại, sâu cuốn lá nhỏ…

- Những diện tích lúa đã nhiễm bệnh đạo ôn ngừng bón đạm, chất kích thích sinh trưởng, thu gom lá bị bệnh (nếu bệnh hại nặng – lụi), vệ sinh đồng ruộng và phun trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ kịp thời.

2. Đối với cây rau màu vụ Xuân:

- Tiếp tục gieo trồng cây rau màu vụ Xuân trong khung thời vụ cho phép; khuyến khích đưa tiến bộ mới về giống và kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị cao, có hợp đồng tiêu thụ như cây ớt, dưa các loại, cà chua, ngô ngọt,….

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời một số đối tượng dịch hại cây trồng như: sâu xanh, sâu khoang, … trên rau màu; bệnh sương mai gây hại trên các cây họ cà (cà chua, ớt, dưa chuột, khoai tây …), bệnh thối thân do vi khuẩn và xoăn lá virus gây hại trên thuốc lào…

Nguồn: haiphong.gov.vn