Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 53605 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Chăm sóc lúa thời kỳ đứng cái, làm đòng (14/08/2019)
Giai đoạn lúa đứng cái làm đòng có ý nghĩa quyết định đến năng suất lúa, số lượng hạt lúa sau này, vì vậy bà con cần lưu ý một số vấn đề sau để có biện pháp chăm sóc phù hợp:
1. Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh: bà con nông dân nên để mức nước thấp, tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tập trung, ạt dảnh hữu hiệu cao. Khi lúa đã đẻ đủ số nhánh (trung bình được khoảng 7-8 nhánh/khóm nếu để mật độ 45 đến 50 khóm/m2, được 10 đến 11 nhánh/khóm nếu mật độ để 30 đến 35 khóm/ m2) tiến hành đưa nước ngập sâu trở lại ruộng để tập trung dinh dưỡng nuôi những nhánh đã đẻ và hạn chế lúa đẻ nhánh lai rai.
2. Giai đoạn lúa đứng cái: Khi lúa chuẩn bị đứng cái, có thể tháo nước cạn, nhằm giúp rễ ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng và hạn chế đổ ngã về sau, đồng thời giúp cho lá lúa đứng thẳng giúp cây quang hợp tốt hơn, ít sâu bệnh hơn. Sau đó lấy nước về ruộng và tiến hành bón thúc để đón đòng.
- Bón thúc đón đòng quyết định phần lớn năng suất của lúa, vì đây là thời kỳ quyết định số hạt/bông và cần bón phân đúng thời điểm mới có hiệu quả cao. Thời điểm bón đón đòng là khi 2/3 số cây trên ruộng lá chuyển màu vàng chanh, chóp lá thắt eo. Lượng phân bón gồm: phân urê bón từ 1 đến 2kg trên sào tùy theo màu xanh của lá lúa; Kali bón từ 4 đến 6 kg trên sào ( lưu ý đối với những ruộng lúa có bộ lá quá xanh, tốt lốp thì không bón đạm mà bón tăng lượng Kali).
3. Giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông: Nếu lúa sinh trưởng còn xấu, bà con nông dân cần bón thúc đòng, nuôi hạt bằng phân dễ tiêu như: đạm, Kali hay các loại phân bón qua lá... Khi lúa làm đòng đến trỗ xong cần phải giữ đủ nước trong ruộng, không để lúa thiếu nước.
* Chú ý:
- Bà con nông dân cần thường xuyên thăm ruộng, kịp thời phát hiện và phòng trừ các đối tượng sâu hại như: Bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu bằng một số loại thuốc sau: Regent 800WG, Actara 25WG, Padan 95SP, và Oturs 5SC...; Phòng trừ bệnh hại như Khô vằn, đạo ôn cổ bông, đốm sọc vi khuẩn bằng một số loại thuốc như: Tilt super; Anvil; 5SC; Aivan 6,4SL...Phòng trừ bệnh đen lép hạt, khô vằn bằng thuốc Tilt Super; Validacin; Anvil, Nativo trước và sau khi lúa trỗ.
- Việc sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và đảm bảo thời gian cách ly phù hợp.
Nguồn: PV tổng hợp
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)