Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 36275 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh thủy sản trong giai đoạn chuyển mùa (19/10/2015)
Hiện nay, thời tiết giai đoạn chuyển mùa diễn biến phức tạp, biên độ nhiệt độ nước trong ao, hồ giữa ngày và đêm dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virut trong môi trường nước ao, hồ nuôi thuỷ sản phát triển, làm giảm sức đề kháng của cá. Dịch bệnh có chiều hướng gia tăng tập trung tại các trang trại, gia trại có nuôi thủy sản kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm... xuất hiện một số bệnh do vi khuẩn, chủ yếu trên cá rô-phi, cá trắm... với các biểu hiện của cá bị bệnh như: đen đầu, xuất huyết, nội tạng phù nề, tích nước...
Để chủ động phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ sản xuất, đảm bảo năng suất, sản lượng thủy sản và hiệu quả kinh tế, bà con cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Định kỳ 2 lần/tháng bón vôi cho ao, với liều lượng 2-3kg/100m2 trong suốt quá trình nuôi, hoặc sử dụng thuốc diệt khuẩn ao nuôi BKC, IODINE… với liều lượng 1kg (1 lít)/2.000-3.000m3 nước, bằng cách hòa vào nước té đều khắp mặt ao. Sau khi xử lý diệt khuẩn ao nuôi 2-3 ngày, sử dụng các chế phẩm sinh học Xmen-04 hoặc Superbact với liều lượng 200g/5.000m3 nước, nhằm ổn định và cải tạo nền đáy, môi trường ao nuôi.
- Thường xuyên kiểm tra ao nuôi, phát hiện các hiện tượng thiếu ô-xy trong nước với biểu hiện cá nổi đầu vào buổi sáng sớm hoặc 23 giờ đêm, bổ sung máy bơm phun nước tạo ô-xy cho cá, đồng thời thay 1/3 lượng nước trong ao (nếu có điều kiện); Duy trì mực nước trong ao 1,2-1,5m, độ trong từ 30-40cm và nước có màu xanh nõn chuối hoặc màu xanh vỏ đỗ xanh, để tạo môi trường tốt nhất cho cá phát triển.
- Tăng cường sức đề kháng cho đàn cá nuôi, bằng cách trộn Vitamin C vào thức ăn, bổ sung các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như bột ngô, cám gạo hoặc thức ăn công nghiệp. Cho cá ăn với lượng thức ăn tinh từ 4kg thức ăn/100kg cá/ngày, thức ăn công nghiệp từ 3-5kg thức ăn/100kg cá/ngày.
- Tiến hành thu hoạch các đối tượng cá đạt kích cỡ thương phẩm, cải tạo ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, lựa chọn nguồn con giống, cơ cấu giống thả đảm bảo chất lượng, để ương nuôi cá giống qua đông theo hướng dẫn khung lịch thời vụ, cơ cấu giống nuôi.
- Khi phát hiện cá chết, cần báo ngay cho các cơ quan chuyên môn, hoặc Chi cục Thủy sản biết, để cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời; đối với cá chết trong ao, đầm, ruộng phải thu gom và đào hố chôn tránh ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Nguồn: Sở NN&PTNT Phú Thọ
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)