Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 19173
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Chăm sóc và bảo vệ khoai tây cuối vụ đông 2017 (11/01/2018)

             Hiện nay, khoai tây đang giai đoạn ra củ và phình to. Tuy nhiên, trên đồng ruộng đang có hiện tượng khoai bị nhện đỏ gây hại. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế ảnh hưởng của sâu bệnh, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Đến thời điểm này, phải kết thúc việc chăm sóc, bón phân và vun cao luống.

- Chú ý: Luống vun cao đảm bảo 35-40 cm so với mặt luống, tạo bóng tối để hình thành củ và củ không bị xanh. 

- Về khâu nước tưới: Giai đoạn này, cần đảm bảo đủ ẩm, củ mới có khả năng phình to. Khoai tây là cây “chân ẩm đầu khô”; do vậy, nếu thuận lợi nguồn nước, bà con nên tưới rãnh: đưa nước vào rãnh khoảng 1/3 chiều cao của luống để nước ngấm dần trong 1-2 giờ rồi tháo cạn. Không để ruộng quá ẩm. Khi cây được 65-70 ngày nên dừng tưới nước.

- Về sâu bệnh: Hiện nay trên đồng ruộng đang xuất hiện hiện tượng một số cây bị nhện đỏ gây hại. Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy, chúng ẩn nấp mặt dưới của lá và nách lá. Chúng chích hút vào lá non và ngọn cây, hút hết dinh dưỡng làm cho lá và ngọn cây quăn lại, lá không còn màu xanh và chuyển màu tím tái. Khi phát hiện có hiện tượng này, cần phun trừ ngay, có thể dùng thuốc Voliamtago, Supracide, Ortus, Pegasus... để phun, nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo của ngành chuyên môn hoặc hướng dẫn trên vỏ bao của nhà sản xuất.  

Đối với bệnh sương mai (mốc sương) trước và sau khi có đợt gió mùa về, nên phun phòng ngay bằng thuốc Rhidomin, hoặc Zinep 3%o.

Kiểm tra nếu có khóm khoai bị héo xanh, héo rũ, nên nhổ bỏ mang về tiêu hủy nguồn, không vất bừa bãi trên đồng ruộng, bờ mương để tránh lây lan nguồn bệnh.

Ngoài ra, còn một số đối tượng sâu bệnh khác, cần theo dõi và phun phòng trừ theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.    

Duy trì độ bền của thân lá trên 85 ngày, chắc chắn khoai tây sẽ cho năng suất rất cao.

Nguồn: Trung tâm KNKN Thái Bình