Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 38743 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Chủ động phòng chống bệnh sương mai trên cây bầu bí (22/10/2019)
Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa, mát về đêm, có sương nhẹ vào buổi sớm khiến các giàn bầu, bí bị vàng lá, sau rụng lá dần. Nhằm giải đáp thắc mắc của nhiều bà con trong việc phòng, chống bệnh sương mai gây hại cho bầu bí, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng khuyến cáo như sau:
Bệnh sương mai thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều hoặc ban đêm có nhiều sương, từ khi cây lớn đến khi thu hoạch quả. Bệnh sương mai gây hại cây họ bầu bí do nấm gây ra. Bệnh hại các bộ phận lá, thân, quả, trong đó hại lá là chủ yếu. Bệnh nặng, lá bị biến dạng, lá bị khô, rách, dễ gãy, lá uốn cong lên, lá rụng sớm, cây phát triển kém.
Bệnh sương mai trên cây họ bầu bí.
Để phòng trừ, cần chọn chân ruộng cao, thuận lợi tưới tiêu. Thường xuyên tỉa nhánh, bấm ngọn, tỉa các lá già, lá che khuất, lá bị bệnh không còn khả năng quang hợp và tiêu hủy, tạo độ thông thoáng và giảm sự lan truyền nấm bệnh. Điều tiết nước hợp lý: thực hiện tưới rãnh chủ yếu, không để nước đọng trong rãnh khi gặp mưa to, mưa kéo dài, sương mù nhiều, độ ẩm không khí cao. Tăng cường sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, bón cân đối đạm, lân, kali. Khi thời tiết ẩm độ không khí cao, cây bị bệnh, không phun phân bón lá có chứa đạm và chất kích thích sinh trưởng. Phun phòng trừ bệnh định kỳ 7-10 ngày bằng một trong các thuốc sau: Daconil 500SC, 75WP, Ridomil Gold 68WG… Khi cây bị bệnh, nên kết hợp phun thuốc Kasumin 2L kết hợp với Cabrio Top 600WDG…
Nguồn: Báo Hải Phòng
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)