Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 8205 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm dịp cuối năm (17/01/2018)
Kinh nghiệm cho thấy, thường vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, dịch bệnh nói chung, dịch cúm (A/H5N9, H5N1, H5N6…) thường diễn ra phức tạp.
Cuối năm là thời điểm giao mùa, hay có mưa phùn, mưa dầm kéo dài, thời tiết se lạnh, đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh cúm gia cầm phát triển và di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Mặt khác việc vận chuyển lưu thông gia cầm trong dịp Tết là rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ lây truyền bệnh cúm gia cầm, cúm A/H7N9 giữa gia cầm và người.
Trước tình hình dịch cúm có chiều hướng gia tăng và lây lan mạnh, xin khuyến cáo bà con những lưu ý trong quá trình chăn nuôi cũng như bảo vệ sức khỏe gia đình như sau:
1. Trước khi có dịch:
- Tiêm chủng đầy đủ các loại bệnh truyền nhiễm đối với gia cầm. Trước khi tiêm chủng vài ngày, nên cho gia cầm uống thuốc Bio-vitaminC 10% và Bio-electrolytes để tăng sức đề kháng và miễn dịch tốt cho gà sau tiêm chủng.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vào mùa lạnh phải giữ ấm chuồng trại. Dùng thuốc Bio-levaxantel để tẩy giun sán cho gia cầm, với liều 1ml/5kg thể trọng. Sau khi dùng thuốc xổ vài ngày phải pha thuốc Bio-vitasol, Bio-aminosol, Bio-vitafort cho gia cầm uống để tăng sức đề kháng.
- Vệ sinh sạch sẽ phân và các chất độn chuồng, máng ăn uống. Sát trùng chuồng trại và vật dụng chăn nuôi sau mỗi đượt xuất bán gà, sau đó để trống chuồng trại từ 10 - 15 ngày mới nuôi tiếp đợt khác.
- Không thả vịt, ngan trong mùa dịch. Không nuôi chung gà với vịt, ngan, để tránh lây bệnh từ vịt, ngan sang gà.
2. Phòng bệnh khi trong vùng có dịch:
- Trong thời gian có dịch bệnh đe dọa, 2 ngày phun xịt chuồng trại 1 lần bằng một trong các loại thuốc sát trùng: Bio-guard, Bioxide, Biodine, Biosept.
- Sử dụng thuốc Biodine để sát trùng nước uống cho gà với liều lượng 5ml/4l nước.
- Không mua bán, vận chuyển gia cầm chưa có giấy kiểm dịch động vật của cơ quan thú y.
- Khi trại có gia cầm chết, tuyệt đối không được vận chuyển, giết mổ hoặc vứt bừa bãi, phải báo cho cơ quan thú y biết. Tiêu hủy bằng cách bỏ gia cầm chết vào túi nilon và buộc thật kỹ, bỏ xuống hố sâu và rắc vôi bột lên trên trước khi lấp đất và nện kỹ.
3. Phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người:
- Khi tiếp xúc với gia cầm bị bệnh, phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, mang găng tay khi bắt và giết gia cầm, sau đó rửa tay bằng thuốc sát trùng.
- Nên ăn chín, uống sôi, đặc biệt là không ăn thịt tái và không ăn tiết canh.
- Không giết mổ gia cầm chưa qua kiểm dịch.
Nguồn: Báo Mới
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)