Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 8488
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Chủ động phòng trừ sớm bệnh lùn sọc đen hại lúa (24/02/2020)

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô là bệnh do virus gây ra, có khả năng gây mất trắng trên diện tích lớn. Bệnh bắt đầu gây hại nặng từ vụ mùa năm 2017 đến nay tại nhiều tỉnh phía Bắc mà không có thuốc phòng trừ.

Bệnh lùn sọc đen hại lúa.

Nhằm hạn chế sự phát sinh và lây lan của bệnh trên đồng ruộng bảo vệ một vụ lúa bội thu và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp bà con cần tập trung làm tốt các biện pháp kỹ thuật sau:

- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt nguồn bệnh (gốc rạ, lúa chét, ngô, cỏ) là ký chủ phụ của rầy và virus lùn sọc đen phương nam; Tiến hành làm đất sớm, cày vùi gốc rạ, nơi trồng ngô cần dọn sạch tàn dư cây ngô còn trên đồng ruộng nhăm gạn chế tối đa sự lưu trú của rầy.

- Xử lý hạt giống  bằng một số thuốc BVTV như: Cruiser Plus 312.5FS, Pre-pat 412.5FS, Sunato 540FS, Regent 5SC, Lugens 200FS… làm hạn chế bệnh lùn sọc đen từ 10-14 ngày sau khi gieo.

- Tập trung bón phân cân đối, không được bón thừa đạm, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng hoặc hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) ở nơi có điều kiện để tăng tính chống chịu của cây lúa đối với dịch hại.

- Hạn chế sử dụng các giống lúa đã bị nhiễm bệnh lùn sọc đen phương Nam nặng, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu giống, ưu tiên các giống kháng.

- Phòng trừ rầy lưng trắng trên các diện tích mạ, tiến hành che phủ nilon chống rét (mạ chiêm) và ngăn ngừa sự xâm nhập của rầy lưng trắng.

- Chủ động phòng trừ bệnh ngay từ đầu vụ.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ như: nhổ bỏ, tiêu hủy cây bệnh ngay từ đầu vụ, góp phần hạn chế sự lây lan của bệnh trên diện rộng.

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang