Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 11438 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Chú ý khắc phục lúa gieo thẳng chậm ra lá (10/03/2014)
Thời tiết vẫn đang diễn biến phức tạp, tuy nhiệt độ bình quân ngày đêm đã cao (trên 15oC) nhưng trời rất âm u, mưa phùn nhiều; độ ẩm không khí luôn cao, sương mù nhiều và dày đặc về đêm và sáng sớm. Lúa chiêm xuân vừa gieo cấy xong, tuy lúa đã bén rễ hồi xanh và đang được bón thúc, nhưng mống gieo thẳng vẫn chậm ra lá.
Nông dân lo lắng với diện tích lúa gieo thẳng
Đặc điểm của cây lúa là quang hợp và hô hấp cùng diễn ra ở ban ngày. Nếu một tác nhân nào đó ảnh hưởng đến hô hấp thì khả năng quang hợp của cây cũng kém, sinh trưởng chậm và có thể bị chết. Mống gieo thẳng vốn có thân mầm và bộ rễ non, trơn tru, nhẵn bóng nên biểu hiện càng rõ.
Diễn biến thời tiết hiện nay đã tạo ra một lớp màng nước mỏng đông kết trên bề ngoài của tất cả các bộ phận (từ bộ rễ đến thân) của mống mà nông dân không thể cảm nhận. Vì thế lúa không hô hấp được, quang hợp cũng kém hoặc gây sót mặn (thường gọi là mưa gio hoặc axit) nên mống cứ dựng mũi chông, chậm ra lá.
Biện pháp khắc phục là tăng cường khả năng hô hấp hoặc làm cho mống gieo thẳng không bị sót mặn thông qua điều tiết nước trong mặt ruộng một cách nghiêm ngặt. Ban ngày tháo nước cạn hẳn, chiều tối lại cho vào. Tùy theo trạng thái từng ruộng, vẫn còn mũi chông hay đã xòe lá mà mực nước từ xấp xỉ đến 1 hoặc 2cm để phá vỡ lớp màng nước mỏng gây cản trở hô hấp hoặc rửa trôi mặn sót. Nên thực hiện liên tục trong 3 - 4 ngày liền.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)