Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 39113 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Đề phòng sâu cuốn lá nhỏ chuyển vụ (20/05/2015)
Hiện nay, lúa đông xuân miền Bắc đang sinh trưởng ở giai đoạn chắc xanh - vàng mơ, nhiều diện tích cấy sớm đã cho thu hoạch. Giai đoạn này, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 phát triển rộ. Ở những ruộng xanh tốt, bón nhiều đạm hay diện tích trồng lúa lai, mật độ sâu vào khoảng 30 - 40 con/m2. Đây là nguồn sâu chuyển vụ, có khả năng sản sinh ra sâu non cuốn lá nhỏ lứa 3 gây hại trên mạ và lúa vụ hè thu giai đoạn bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh. Mặc dù, sâu lứa 3 được xem là lứa sâu gây hại nhẹ, ít ảnh hưởng đến năng suất lúa nhưng sẽ là nguồn sâu sinh sản ra thế hệ tiếp theo gọi là sâu lứa 4 - lứa sâu nguy hiểm thường phát sinh với mật độ cao, gây hại nặng trên diện rộng trên các diện tích lúa vụ hè thu giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái, lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh. Sâu lứa 4 tiếp tục sản sinh ra sâu lứa 5 gây hại lúa hè thu giai đoạn đòng - trỗ, lúa mùa giai đoạn đứng cái. Đây cũng là lứa sâu gây hại nặng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa. Sâu lứa 6 và lứa 7 sẽ gây hại lúa mùa muộn giai đoạn đứng cái, ôm đòng đến trỗ, thường ở mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ một số diện tích. Như vậy, trong sản xuất lúa vụ hè thu, mùa 2015 sâu cuốn lá nhỏ sẽ phát sinh nhiều lứa, trong đó sâu lứa 4, 5, 6 là những lứa chính gây hại nặng. Do đó bà con cần chú ý theo dõi, phòng trừ kịp thời.
Để giảm nhẹ mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ, bà con cần tăng cường công tác điều tra, xác định thời gian trưởng thành các lứa sâu ra rộ để kịp thời phun trừ ở từng giai đoạn:
+ Giai đoạn lúa đẻ nhánh: Đây là giai đoạn cây lúa có khả năng đền bù lớn và trên ruộng có nhiều thiên địch ăn sâu, do vậy chỉ sử dụng thuốc khi sâu phát sinh với mật độ sâu non cao từ 50 con/m2 trở lên.
+ Giai đoạn đứng cái - làm đòng: Đây là giai đoạn ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu như công tác phòng trừ không kịp thời. Khi điều tra phát hiện mật độ sâu non từ 30 con/m2 trở lên, bà con nên tiến hành phun trừ.
Để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, bà con nên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Ammate 150SC, Virtako 40WG, Dupont Prevathon 5 SC…; pha thuốc theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
* Lưu ý: Khi phun thuốc cần đảm bảo các nguyên tắc: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng, đúng cách và đúng ngưỡng gây hại. Lượng nước thuốc phải đảm bảo 24 lít nước/sào (500 m2) và đầy đủ bảo hộ lao động, phun theo chiều gió, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun thuốc tràn lan gây ô nhiễm môi trường sinh thái, chỉ phun khi sâu ở tuổi nhỏ.
P.V tổng hợp theo nongnghiep.vn
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)