Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 8123
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Hạn chế ảnh hưởng của sốc phèn (24/04/2018)

          Đến thời điểm này, lúa xuân đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh và chuyển sang đứng cái, làm đòng. Đây là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với thời tiết và chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ thấp, kết hợp với ẩm độ không khí thấp, khoảng 50% đến dưới 60%, nên phèn bốc lên tầng canh tác. Một số diện tích lúa có biểu hiện bị ngộ độc, sốc phèn làm bó rễ lúa có màu vàng, không hút được dinh dưỡng, cây không vươn, toàn bộ phần chóp lá chuyển vàng và tóp khô.

Để chủ động giúp cho cây lúa sinh trưởng tốt, trỗ bông vào thời điểm an toàn, bà con cần xử lý như sau: 

- Đưa nước mới vào ruộng, sau đó giữ mực nước nông 2-3cm để ém phèn mặn xuống tầng đất dưới.

- Sử dụng phân bón vi sinh AZOTOBACTERIN lượng bón từ 5-6 kg/sào làm cho đất thông thoáng, giải độc phèn, kết hợp dùng các chế phẩm sinh học, phân bón lá để phun như: K-H, siêu lân, pennac P... để kích thích cây ra rễ mới và giúp cây nhanh phục hồi. Sau 5-7 ngày, nên phun kép lại lần 2.

- Sau khi cây đã phục hồi, bón bổ sung 3-5kg NPK chuyên thúc có hàm lượng kali cao (phân có tỷ lệ 12:5:10; 16:5:17; 16:16:8...) tùy vào mức độ lúa vàng nhiều hay ít. 

Chú ý: Hiện tượng này sẽ giảm bớt sau khi có mưa rào.

 

  Nguồn: Khuyến nông Thái Bình