Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 5465
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Hướng dẫn chăm sóc và phòng bệnh thủy sản nuôi (24/09/2015)

Theo báo cáo của Chi cục Thú y, trong tháng 5 và 6 năm 2015 đã xảy ra hiện tượng cá rô phi nuôi chết rải rác tại một số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng; tổng diện tích ảnh hưởng là 4,49 ha. Nguyên nhân cá rô phi nuôi chết rải rác chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài kết hợp mưa dông đột ngột, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm.

 

Để hạn chế thiệt hại cho hộ nuôi trồng thủy sản trước diễn biến không thuận của thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn về việc hướng dẫn chăm sóc, phòng bệnh thủy sản nuôi; theo đó:

- Tuyệt đối không thải trực tiếp nước thải, chất thải của gia súc, gia cầm xuống ao nuôi; không sử dụng phân gia súc, gia cầm làm thức ăn cho thủy sản.

- Tăng cường công tác chăm sóc, quản lý, kiểm tra ao nuôi; duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,5-1,8m, tăng cường quạt khí về đêm và sáng nhằm cung cấp đủ oxy cho thủy sản nuôi. Định kỳ 2 lần/tháng, khử trùng nước ao nuôi bằng viên sủi Vicato loại 2 gram, liều lượng 0,3-0,5 kg/1.000m3 nước ao nuôi thủy sản.

- Thức ăn đảm bảo chất lượng, số lượng; định kỳ hàng tháng bổ sung vitamin tổng hợp (B complex và vitamin C) với lượng 4-5g/kg thức ăn trong 7 ngày liên tục để tăng cường sức đề kháng cho cá khi thời tiết nắng nóng kéo dài.

- Khi xuất hiện thủy sản chết trong ao nuôi, phải vớt xác chết đem chôn, tuyệt đối không thải nước chưa qua xử lý và xác thủy sản chết ra ngoài môi trường chung; điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm; sử dụng kháng sinh Doxycyline trộn và thức ăn hàng ngày (2-5g/100kg thủy sản nuôi/ngày, trong 5-7 ngày), đồng thời báo ngay cho các cơ quan quản lý ở địa phương để được hướng dẫn biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế lây lan bệnh.

Nguồn: Sở NN&PTNT Hải Phòng