Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 40408
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Hướng dẫn phòng trừ các đối tượng dịch hại vụ Hè thu 2015 (24/09/2015)

Thời tiết nắng nhẹ, xen kẽ có mưa, rất thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do dịch hại gây ra, bà con nên lưu ý:

1. Bệnh bạc lá, thối thân, thối bẹ: Bà con thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phun phòng bệnh bạc lá ngay sau khi có đợt mưa giông lớn trên các giống lúa thường bị nhiễm bệnh, đặc biệt chú ý các giống lúa có bản lá rộng, xòe ngang (TH 3-3, Nhị ưu 838…).

 

Phun trừ bệnh thối thân, thối bẹ ở những diện tích nhiễm bệnh bằng thuốc hóa học Staner 20WP: Pha 10 gam thuốc vào bình 10 lít, phun 2 bình/sàokết hợp chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón đủ, cân đối các loại phân bón để phòng ngừa và hạn chế bệnh.

2. Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Bà con kiểm tra đồng ruộng và phun trừ kịp thời khi sâu non tuổi 1, tuổi 2, chỉ phun thuốc ở những diện tích có mật độ sâu có thể gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lúa (mật độ đạt trên 10 con/m2), sử dụng một trong những loại thuốc sau:

- Clever 150SC: Pha 5ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

- Virtako 40WG: Pha 1,5g thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào

- PROmathion 55WG: Pha 5gr thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

- Tasieu 1.9EC: Pha 5 - 7ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào

Lưu ý: Tuyệt đối không được tiến hành phá tổ sâu, nếu phá tổ sẽ làm tổn thương bộ lá, đồng thời tạo điều điều kiện cho các đối tượng bệnh hại xâm nhiễm và gây hại.

3. Đối với sâu đục thân: Hiện nay, sâu chủ yếu trứng, tuổi 1, tuổi 2 xuất hiện rải rác trên các trà lúa, bà con cần thường xuyên thăm đồng để chủ động ngắt ổ trứng và phun thuốc khi sâu non tuổi nhỏ (sâu chưa đục vào thân lúa) bằng các loại thuốc:

- Virtako 40WG: Pha 1,5g thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

- Padan 95SP: Pha 15g thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

- Tango 800WG: Pha 15 ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

- Regent 800 WG: Pha 1 gói (0,8gam) vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

4. Đối với bệnh khô vằn:

Bón phân cân đối, không bón thừa đạm, duy trì mực nước thích hợp, phát hiện sớm khi bệnh chớm xuất hiện và phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau:

- Vicarben 50SC: Pha 15 ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

- Cavil 50SC: Pha 7,5 - 15 ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

- Vida 5WP: Pha 20 - 25 g thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

- Validan 5SL:Pha 25 - 30 ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.

5. Đối với chuột: Giai đoạn này chuột bắt đầu di chuyển mạnh từ các gò đồi, bờ thửa vào ruộng lúa gây hại, nhất là những ruộng ven làng, cần phát động phong trào toàn dân diệt chuột bằng các biện pháp như: Đào bắt, các loại bẫy cơ học, đồng thời kết hợp sử dụng các loại tthuốc Biorat, bã diệt chuột sinh học, các loại thuốc hóa học Storm 0.005% block bait, Forkeba 20%.

Bên cạnh đó, bà con cũng cần theo dõi diễn biến của sâu đục quả, rệp trên đậu xanh,…để chủ động phòng trừ có hiệu quả.

Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Tĩnh