Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 31648
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Hướng dẫn phòng trừ rầy hại lúa xuân 2016 (23/05/2016)

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, hiện nay, trên đồng ruộng, rầy nâu lứa 3 đang nở rộ; mật độ rầy rất cao, nhiều ổ rầy có mật độ 4.000 - 6.000 con/m2 . Cá biệt, một số ổ rầy mật độ hàng vạn con/ m2 đã gây cháy rải rác vài điểm. Mật độ trứng rầy nơi cao 1.000 - 3.000 ổ/ m2, trứng sẽ tiếp tục nở, mật độ rầy tăng nhanh.

 

Để chủ động trong công tác phòng trừ, hạn chế thiệt hại do rầy gây ra, bà con lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

 

- Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo, khi phát hiện rầy có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa, tiến hành khoanh vùng, phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc hoá học sau:

 

+ Victory 585EC: Pha 15ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 3 bình/sào.

 

+ F16 600EC: Pha 15ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 3 bình/sào.

 

+ Wavotox 585EC: Pha 15ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 3 bình/sào.

 

+ Fidur 220EC: Pha 25ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 3 bình/sào.

 

+ Chess 50 WG: Pha 7,5 gam thuốc vào bình 12lít nước phun 2-3 bình/sào....

 

Kỹ thuật phun: Tranh thủ thời tiết thuận lợi để tiến hành phun thuốc, không phun thuốc vào lúc thời tiết nắng nóng hoặc có mưa, những ngày nắng nóng phun thuốc trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều; pha thuốc đúng nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn, trước khi phun thuốc phải rẽ lúa thành băng rộng 0,6-0,8m, phun đảm bảo thuốc tiếp xúc với rầy, sau khi phun thuốc 5-7 ngày kiểm tra nếu mật độ rầy trên đồng ruộng còn cao tiến hành phun lại lần 2. 

 

- Duy trì mực nước thích hợp trên ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông - chín và nâng cao hiệu quả phòng trừ rầy.

 

- Tiến hành thu hoạch sớm đối với những diện tích lúa đã chín bị nhiễm rầy nặng.

 

 Bên cạnh rầy nâu, rầy lưng trắng cần quan tâm theo dõi các đối tượng khác như: Bệnh khô vằn, sâu đục thân, chuột… để chủ động phòng trừ.

 

Nguồn: Chi cục BVTV Hải Phòng