Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 22346
Tổng truy cập : 57,998

Mô hình mới - Sản phẩm mới

Ít vốn, sức khỏe yếu vẫn phát triển được kinh tế (06/05/2015)

Đó là câu nói của người cựu chiến binh Đỗ Văn Thái, 68 tuổi ở thôn Bình Trật Nam,  xã An Bình,  huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

 

Ông Thái nhận thấy những năm gần đây, bờ mương, bờ ruộng cỏ mọc ngập đầu người, khi làm ruộng nhiều nhà phải phun thuốc cỏ để lấy lối đi lại nên rất độc hại cho môi trường. Ông cho rằng chăn đàn bò ăn cỏ vừa không phải chi phí thức ăn, phù hợp với sức khỏe của mình; mặt khác mỗi lần bán 1 con bê cũng được chục triệu đồng. Vì không có vốn nên lúc đầu ông  Thái chỉ mua 1 con bê cái.

Ông chia sẻ, ban đầu chỉ nghĩ đơn giản: chăn bò cho ăn cỏ ngoài đồng là có thu nhập, nhưng ông nuôi mãi không thấy bò lên giống hoặc bị ốm. Không chịu thất bại, ông tìm tòi học hỏi qua các kênh khuyến nông, rút ra cho mình kinh nghiệm: Ngoài cho ăn cỏ cần phải bổ sung thêm cám gạo mới đủ chất, khi phối giống phải chọn lựa bò đực để cải tạo (sin hóa) đàn bò thì bê con mới bán được giá cao; và quan trọng là phải tiêm phòng các loại bệnh như bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng… cho bò sẽ không bị dịch bệnh.

 Từ 1 con ban đầu, hàng năm ông có bê con bán lấy tiền cho con ăn học, đến nay ông gây thêm 5 con bò cái sinh sản. Ông cho biết, sẽ còn phát triển thêm từ 5 - 10 con, mỗi năm 1 bò mẹ đều đặn đẻ 1 bê con bán với giá 12 - 15 triệu đồng. Như vậy, 5 con bò mẹ sẽ có 60 - 75 triệu đồng. Chuồng trại đơn giản, ít dịch bệnh và nhu cầu đang cần nhiều. Mô hình của ông tuy không lớn nhưng đến nay đã có rất nhiều hộ gia đình ở xã An Bình và các xã lân cận trong huyện  học tập làm theo. Mô hình đã giúp gia đình ông Thái vươn lên xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế.

Nguồn: khuyennongthaibinh.vn