Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 33740
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Khắc phục lúa chiêm xuân phục hồi chậm (28/03/2016)

Từ đầu tháng 3 đến nay, lúa chiêm xuân của các địa phương vẫn phục hồi chậm. Các trà lúa cấy và gieo thẳng tuy có bộ rễ trắng và khỏe nhưng đa số diện tích vẫn chưa đẻ nhánh rộ, nhất là diện tích lúa gieo thẳng (có ruộng cây lúa còn nguyên hình cây mạ). Nếu so sánh với cùng kỳ của năm có điều kiện thời tiết thuận lợi thì sinh trưởng phát triển cây lúa bị chậm lại từ 8 - 12 ngày. Nguyên nhân do thời tiết liên tục có nhiều ngày âm u, độ ẩm không khí cao, gần như bão hòa, nhiều sương mù về đêm và sáng sớm nên cây lúa quang hợp và hô hấp gặp nhiều khó khăn, dẫn tới đẻ nhánh chậm; lượng phân bón lót và bón thúc đợt đầu chưa có điều kiện sử dụng hết. Do đó, bà con cần chú ý:

- Tăng cường công tác thủy lợi nội đồng, điều tiết nước ruộng và chăm bón thích hợp nhằm tạo điều kiện cho bộ rễ cây lúa hấp thu được nhiều ánh sáng và dinh dưỡng để đẻ nhánh khỏe và tập trung.

- Về mực nước trong ruộng, tùy theo lúa gieo thẳng hay lúa cấy, mực nước cần đảm bảo từ 2 - 3 cm.

- Về phân bón, cần chấm dứt bón thúc sớm trong tháng 3. Tùy theo từng loại phân, phân tổng hợp hay phân đơn mà có lượng bón thúc cho thích hợp, đảm bảo sao cho cả lượng bón lót và thúc đạt 70 - 75% lượng phân cả vụ.

- Về sâu bệnh, cần thường xuyên thăm đồng điều tra phát hiện kịp thời, nhất là sự bùng phát của nấm bệnh đạo ôn.

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam