Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 6933
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Khắc phục rầy nâu, rầy lưng trắng (18/06/2012)

Nhiều diện tích lúa chiêm xuân ở Hải Phòng đang trong thời kỳ phân hóa đòng. Tuy nhiên, rầy nâu rầy lưng trắng đã phát sinh ở một số giống và chân ruộng với mật độ từ 300 đến 800 con/m2.

Vụ chiêm xuân này, rầy lưng trắng phát sinh với mật độ cao và tỉ lệ rầy lưng trắng cao hơn gấp 2 lần so với rầy nâu. Thời điểm phát sinh lại không trùng nhau.

Rầy nâu và rầy lưng trắng thường phát sinh trên các giống nếp, lúa thơm, chân ruộng hoặc bón thừa đạm và cấy quá dày.

Do rầy nâu nhỏ bé, bám đậu dưới gốc lúa rất khó phát hiện và phát sinh theo lứa (từ 27-30 ngày/lứa) nên bà con nông dân thường có quan niệm phun trừ rầy để cắt lứa. Theo khuyến cáo, bà con nông dân không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ tràn lan dẫn đến bùng phát rầy và ảnh hưởng đến môi trường.

Bà con cần thường xuyên thăm đồng và duy trì mực nước thích hợp trong ruộng từ 2-3cm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm đòng, trỗ bông, phơi màu và dẫn lưu thuốc của cây lúa được tốt mỗi khi phải phun trừ. Công tác tập huấn sẽ được tăng cường để bà con nông dân có điều kiện nhận diện từng đối tượng, ngưỡng gây hại, kỹ thuật phun trừ bằng thuốc đặc hiệu.

Nguồn: báo Nông nghiệp Việt Nam