Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 25461
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Không đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa (09/06/2020)

          Hiện nay bà con nông dân vẫn còn tập quán đốt rơm, rạ trên ruộngtrước khi chuẩn bị vàovụ lúa tiếp theo. Bà con thường cho rằng, việc đốt rơm, rạ ngay tại đồng vừa giúp giảm chi phí xử lý, tiêu diệt mầm bệnh có trong đất (từ vụ trước còn lưu lại) và tận dụng lượng tro sau khi đốt để cải tạo đất… Tuy nhiên, thói quen này thật sự lại gây ra những tác hại lớn.

Việc đốt rơm, rạ trên đồng ruộng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến môi trường mà còn trực tiếp đến cuộc sống của con người, như :

- Dễ gây cháy nổ.

- Làm mất đi một lượng lớn nước trong đất do bị bốc hơi, làm cho đồng ruộng bị khô kiệt, các keo đất không duy trì được và đất trở nên chai cứng, khô cằn.

- Việc đốt rơm, rạ sẽ làm tiêu diệt đi các thiên địch là sinh vật có lợi cho sản xuất lúa.

- Lãng phí một khối lượng rơm, rạ thay vì sẽ dùng cho các mục đích khác như ủ phân, làm nấm rơm, làm giấy, ủ thức ăn gia súc, đặc biệt là che phủ đất trồng rau, màu mà nhiều vùng rất cần.

Bà con nông dân cần thực hiện các giải pháp thay thế cho việc không đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau:

- Vùi rơm, rạ vào đất: Đây là biện pháp giúp duy trì độ đạm trong đất tốt cho vụ sau, trở thành lợi ích bền vững lâu dài đồng thời tăng được các chất hữu cơ trong đất.

- Dùng làm thức ăn gia súc, làm nấm, phủ đất trồng rau, màu: Chủ động thu gom rơm, rạ từ đồng ruộng về phơi khô để tích trữ làm thức ăn cho gia súc nơi mà thức ăn gia súc khan hiếm hoặc bán cho người dùng phủ đất trồng rau, màu, làm nấm…

- Sử dụng các biện pháp sinh học: Nông dân có thể sử dụng một số sản phẩm sinh học phun đều trên ruộng để làm phân huỷ rơm, rạ trước khi cày.

PV tổng hợp