Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 33221
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Không lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi (12/09/2016)

Thời gian gần đây, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi diễn ra khá phổ biến dưới các hình thức: sử dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi hoặc sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng cho gia súc, gia cầm.

 

Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột gây rối loạn quá trình tiêu hóa; gây nên tình trạng nhờn thuốc, tạo cơ hội cho vi sinh vật kháng lại thuốc. Lạm dụng kháng sinh gây ra sự tồn dư kháng sinh có trong thực phẩm còn gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi tiêu thụ những thực phẩm này. Đặc biệt, một số kháng sinh, hóa dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.

Do đó, bà con chăn nuôi cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Khi vật nuôi có biểu hiện bệnh, đặc biệt biểu hiện viêm nhiễm trong cơ thể mới sử dụng kháng sinh.

- Dùng kháng sinh càng sớm càng tốt: Nên dùng kháng sinh với liều cao ngay từ đầu, không được dùng liều nhỏ tăng dần để tránh hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc.

- Thuốc kháng sinh phải dùng đủ liều lượng, nếu dùng không đủ liều sẽ không đủ lượng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Khi đó gia súc, gia cầm không những không khỏi bệnh mà còn gây hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc, con vật kháng kháng sinh, lần sau sử dụng kháng sinh sẽ ít hoặc không có hiệu quả điều trị.

- Phải dùng kháng sinh ít nhất 3 ngày liên tục cho đến khi hết các biểu hiện nhiễm khuẩn, sau đó dùng thêm 1 - 2 ngày nữa rồi mới ngừng thuốc. Nếu sau một liệu trình dài 5 - 6 ngày dùng kháng sinh mà không thấy khỏi bệnh nên đổi loại kháng sinh khác hoặc xem lại việc chẩn đoán bệnh.

- Chỉ dùng kết hợp tối đa 2 loại kháng sinh cùng lúc để tránh tình trạng vi khuẩn nhờn thuốc.

- Không giết mổ gia súc, gia cầm ngay sau khi dùng kháng sinh để vật nuôi thải hết lượng thuốc tồn dư trong thịt.

- Khi dùng kháng sinh cần kết hợp với bổ sung các loại vitamin, các loại thuốc bổ trợ và đảm bảo khâu hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

P.V (Tổng hợp)