Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 26047 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Kỹ thuật cần tác động với lúa xuân 2015 (27/04/2015)
Năm 2014 nhuận hai tháng 9 Âm lịch nên mùa đông đến muộn, giữa đông lại có các đợt rét liên tiếp, khiến cho việc thâm canh lúa xuân đối với các tỉnh miền Bắc rất khó khăn. Bà con cần lưu ý một số điểm đối với việc sản xuất lúa xuân 2015 như sau:
Nên gieo cấy lúa xuân sau tiết lập xuân (04/2 Dương lịch) vì gieo mạ sớm sẽ có nguy cơ già ống do thời tiết ấm, gieo cấy muộn lúa trổ sẽ gặp gió tây gây lép lửng. Ngoài ra, cần ưu tiên các giống lúa ngắn ngày để thâm canh sẽ giảm thiểu được rủi ro của thời tiết gây nên. Không nên đưa giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn vào cơ cấu các giống lúa của vụ xuân 2015.
Một năm có mùa đông ấm sâu bệnh sẽ phát sinh và gây hại nhiều, gió tây sẽ đến sớm (khoảng sau 25/5 Dương lịch). Vì vậy, nông dân cần bố trí thời vụ thích hợp, tiến hành gieo cấy và chăm sóc lúa thật chu đáo để lúa trổ trước 25/5 Dương lịch, cần bón lót đủ lượng phân NPK để lúa xuân phát triển và đẻ nhánh thuận lợi. Không nên bón đạm riêng lẻ hoặc bón đạm và kali không cân đối (thừa đạm) sẽ làm cho lúa bị sâu bệnh tấn công nhiều. Không nên gieo cấy với mật độ dày, nên để mật độ thưa hơn so với các vụ xuân khác để lúa đẻ nhánh được triệt để ngay giai đoạn đầu và hạn chế được sâu bệnh hại, nhất là bệnh khô vằn.
Với các diện tích lúa gieo thẳng cần tuân thủ nghiêm ngặt về khâu kĩ thuật để giảm thiểu lượng mạ chết rét sau gieo, hoặc cây lúa bị bệnh thối rễ thời kì còn non. Không nên bón đạm u rê riêng rẽ khi mạ có 1,5 - 2 lá thật như nông dân thường làm. Việc bón thúc mạ như vậy không những mạ chưa “ăn” đến dinh dưỡng bón mà thậm chí còn làm chết mạ nếu rét ập về.
Ngoài ra, lúa gieo thẳng còn hay bị hiện tượng trắng lá (bạch tạng) giai đoạn sau gieo khoảng 15-20 ngày. Đây là hiện tượng bệnh sinh lý của cây. Muốn khắc phục được hiện tượng này cho lúa, người trồng cần bón lót một lượng phân vi lượng cùng với NPK, đồng thời bổ sung thêm phân bón lá vi lượng + kali trắng thời kì đầu và giữa vụ lúa.
Lượng nước tưới cho lúa xuân thường khan hiếm trong những năm gần đây. Vì vậy, cần điều tiết nước cho lúa xuân sao cho tiết kiệm nhưng phải đủ, nhất là các giai đoạn mẫn cảm (đẻ nhánh, làm đòng và trổ bông). Kĩ thuật tưới nước cho lúa hiệu quả theo cách thức “nông, lộ, phơi” cần được áp dụng.
Ngoài ra, việc thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu bệnh hại và phòng trừ khi cần thiết đối với nông dân cần phải được tiến hành xuyên suốt trong cả vụ lúa xuân 2015.
Nguồn: Sở NN&PTNT Hải Dương
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)