Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 18360
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Lưu ý về tình hình sinh vật gây hại lúa vụ xuân (27/04/2017)

            1. Về tình hình sinh vật hại

a. Bệnh đạo ôn

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, khu vực Đông Bắc trong tháng 4/2017, khả năng sẽ có khoảng 2 đợt không khí lạnh lệch đông ảnh hưởng yếu đến thời tiết Hải Phòng. Nhiệt độ không khí trung bình 23-240C, ẩm độ 85-900C thuận lợi cho nấm đạo ôn phát sinh phát triển gây hại lá, cổ lá, cổ bông.

- Các giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trỗ trong tháng 4/2017 chủ yếu là: Nếp, BC15, TBR 225, Xi 23, DC thơm,  Khang dân 18, P6…

b. Sâu cuốn lá nhỏ

- Dự báo trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 vũ hóa rộ từ ngày 17/4/2017 trở đi, sâu non xuất hiện và gây hại trên diện tích lúa làm đòng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Dự kiến thời gian phun trừ từ ngày 27/4 trở đi.

- Các đối tượng khác: chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn… tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại.

2. Biện pháp phòng trừ

a. Đối với bệnh đạo ôn

- Giữ đủ nước trong ruộng, tạo điều kiện cho lúa làm đòng, trỗ bông.

- Ngừng bón đạm và phân NPK giàu đạm, ngừng phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá trên những diện tích lúa đã xuất hiện bệnh đạo ôn lá.

- Tiếp tục phun trừ bệnh đạo ôn lá trên những diện tích lúa đang phân hóa đòng có tỷ lệ bệnh 5-10% số lá trở lên.

- Đặc biệt tập trung phun tròng trừ bệnh đạo ôn cổ bông trên giống lúa nhiễm bệnh trỗ trong tháng 4 (Nếp, BC15, TBR 225, P6, Xi23, DC thơm…). Phun thuốc vào giai đoạn cây lúa nứt bẹ - trỗ bông; trên những diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá nặng cần phun kép 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5-6 ngày.

- Có thể sử dụng một số loại thuốc phun phòng, trừ bệnh đạo ôn: Katana 20SC, Bump 650WP, Filia 525SE, Bankan 60WP, Ninja 35SC, Kasai-S 92SC… Nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

b. Đối  với sâu cuốn lá nhỏ

- Nông dân cần bám sát đồng ruộng, theo dõi chặc chẽ diễn biến của sâu để phun trừ kịp thời. Thời gian phun trừ dự kiến từ 27/4 đến đầu tháng 5.

- Ngoài ra, tiếp tục theo dõi diễn biến các đối tượng sinh vật gây hại khác như chuột, rầy nâu - rầy lưng trắng, sâu đục thân … để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

 

Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng