Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 6507
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Một số lưu ý sản xuất đầu vụ Mùa (23/06/2020)

          Trong sản xuất lúa, ngoài cơ cấu giống và thời vụ, khâu làm đất, phân bón là cần thiết. Để vụ Mùa 2020 đạt hiệu quả, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

 1. Làm đất:

Khâu làm đất ở vụ Mùa sẽ quyết định cơ bản đến lịch thời vụ. Hiện nay, chủ yếu gặt lưng cây lúa, lượng rơm rạ để lại trên đồng rất lớn. Nếu không khẩn trương làm đất vừa chậm thời vụ, và còn làm cho gốc rạ chưa kịp thối ngấu đã phải cấy ngay, rất dễ gây hiện tượng ngộ độc hữu cơ sau cấy. Vì vậy cần tuân thủ các biện pháp làm đất như sau:

- Giữ mực nước nông lúc thu hoạch, tránh để hiện tượng mất lấm.

- Cày ngay sau khi thu hoạch.

- Nên sử dụng máy làm đất cỡ trung là tốt nhất, để lồng ấn chìm rạ xuống nền đất canh tác. Nếu sử dụng máy cày nhỏ, cần phải lồng nhiều lần.

Lưu ý: Để rơm rạ nhanh thối ngấu trước khi cày, nên bón mỗi sào từ 20 - 25 kg vôi bột hoặc 7 - 10 kg phân vi sinh Azotobacterin. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường có các chế phẩm để xử lý rơm rạ như: Tricoderma, Emunic… có thể sử dụng để vãi trực tiếp trên ruộng hay ủ theo hướng dẫn trên bao bì.

Sau khi cày xong, cần giữ nước nông, ít nhất 5 - 7 ngày rồi mới bừa cấy.

2. Bón phân:

Vụ Mùa, từ khi cấy đến khi cây lúa làm đòng khoảng 30 - 35 ngày, tùy từng giống. Nên nếu bón quá muộn, lúa tốt muộn, sẽ dễ gây hiện tượng bị bạc lá và đẻ nhánh lai rai. Vì vậy, nên bón theo phương châm “Bón lót sâu, thúc sớm, bón cân đối NPK”. Với phân bón lót, cần lót sâu trước khi bừa cấy, hoặc trước lần san phẳng ruộng, để đất và phân quyện vào nhau, cung cấp dinh dưỡng giai đoạn từ khi đứng cái làm đòng đến cuối vụ, cây lúa sẽ cứng và hạn chế đổ ngã.

- Loại phân và lượng bón: Cần tận dụng nguồn phân hữu cơ, tốt nhất bón khoảng 2 tạ phân chuồng hoặc 7 - 10 kg phân vi sinh Azotobacterin và 20-25kg NPK chuyên lót (5:10:3); (6:11:2)... Bừa xong, chờ bùn lắng, nước trong rồi tiến hành cấy.

Nguồn: Khuyến nông Thái Bình