Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 20989 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Một số lưu ý trước khi chuẩn bị tái đàn vật nuôi (07/11/2016)
Giai đoạn giao mùa, thời tiết thường diễn biến phức tạp khiến vật nuôi bị giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, để đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, bảo đảm an toàn dịch bệnh, người chăn nuôi cần làm tốt việc chuẩn bị ngay từ đầu:
- Bảo đảm vệ sinh trước khi nhập con giống:
+ Chuồng nuôi bảo đảm cao ráo, dễ thoát nước, nền chuồng không tù đọng chất thải vật nuôi. Gia cố lại mái chuồng và hệ thống rèm che bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không để mái chuồng dột khi mưa, tránh nắng nóng, không bị mưa tạt, gió lùa. Trước mỗi dãy chuồng, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng chứa dung dịch chất sát trùng hoặc vôi bột.
+ Tu sửa lại hệ thống điện sáng, hệ thống chụp sưởi, hệ thống cấp nước, máng ăn, máng uống...
+ Trước khi nhập giống phải quét dọn, cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh, khơi thông cống rãnh và rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi.
+ Các thiết bị chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ, dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, xô chậu… phải được cọ rửa sạch, phun thuốc sát trùng hoặc phơi nắng.
+ Cần có thời gian để trống chuồng trước khi nhập đàn vật nuôi mới, thời gian trống chuồng ít nhất là 2 tuần (đối với nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt), 4 tuần (đối với chăn nuôi sinh sản).
- Lựa chọn, nhập mua con giống:
+ Vật nuôi tái đàn phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật; con giống phải khỏe mạnh, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Không mua giống ở vùng có dịch, vùng không an toàn dịch bệnh.
+ Con giống nhập về phải nuôi cách ly, theo dõi ít nhất 2 tuần và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định thú y.
- Chuẩn bị thức ăn, nước uống, vật tư, thuốc thú y:
+ Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, nước uống bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, phù hợp từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi.
+ Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực (MultiVit, Bcomplex, điện giải, ADE...) để tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi khi mới mua về.
+ Phải dự phòng vật tư, thuốc thú y để sử dụng cho đàn gia súc, gia cầm khi cần thiết.
Nguồn: Khuyến nông Hà Nội
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)