Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 18935 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Một vài lưu ý và biện pháp ngăn ngừa bệnh cúm gia cầm (22/11/2016)
* Khi có dịch xảy ra thì phải:
- Báo ngay cho cán bộ thú y hay chính quyền địa phương khi thấy gia cầm ốm, chết.
- Không bán chạy, giết mổ, không vứt xác gia cầm bệnh bừa bãi.
- Không mua, bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trong vùng dịch.
- Thực hiện việc tiêu hủy gia cầm, vệ sinh tiêu độc chuồng trại theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
- Không cho trẻ em, các thành viên trong gia đình và những người không có nhiệm vụ vào khu vực chuồng nuôi có dịch.
- Không sử dụng gia cầm ốm, chết làm thực phẩm.
- Phải sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với gia cầm bệnh. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc gia cầm.
* Người giết mổ gia cầm thực hiện 3 phải:
- Phải có trang bị bảo hộ tối thiểu khi giết mổ gia cầm như quần áo bảo hộ, ủng,khẩu trang, găng tay, kính.
- Phải rửa sạch chân tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi giết mổ.
- Phải không có tổn thương ở tay, chân và bệnh ngoài da.
* Nơi giết mổ gia cầm:
- Phải được vệ sinh sạch sẽ và tiêu độc khử trùng sau mỗi lần giết mổ.
- Phải thu gom chất thải sau giết mổ để xử lý.
- Phải sử dụng hóa chất như Chloramin, Virkon, Iodin để tiêu độc.
* Giết mổ gia cầm phải tuân thủ:
- Ba được:
+ Chỉ được giết mổ gia cầm đã qua kiểm dịch thú y.
+ Chỉ được giết mổ tại các điểm, lò mổ tập trung theo quy định của chính quyền địa phương.
+ Phải được cán bộ thú y kiểm tra, đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y.
- Một không:
+ Không được giết mổ gia cầm trong nội thành, nội thị, không đúng nơi quy định của chính quyền địa phương.
* Người vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm:
- Khi vận chuyển phải có phương tiện chuyên dùng, không gây ô nhiễm môi trường.
- Chỉ được vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
* Để ngăn ngừa bệnh cúm gia cầm:
- Chỉ nuôi gia cầm rõ nguồn gốc, có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y.
- Khi nhập gia cầm về nuôi, nên nuôi cách ly ít nhất 2 tuần trước khi thả chung đàn.
- Nhốt riêng các loại gia cầm, ví dụ nhốt riêng gà, vịt, ngan.
- Thực hiện tiêm phòng vắc-xin cúm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Định kỳ vệ sinh tiêu độc chuồng trại: thu gom phân, chất thải đốt hoặc ủ thành đống trong 15 - 30 ngày để diệt mầm bệnh, sau đó phun hóa chất sát trùng.
- Sử dụng bảo hộ lao động (khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ...) khi tiếp xúc và chăm sóc gia cầm.
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc gia cầm.
- Để trống chuồng trại ít nhất 15 ngày trước khi nuôi lại. Nếu trước đó có dịch phải để trống chuồng trại 3 tháng.
* Đặc điểm của virus cúm gia cầm:
- Có thể tồn tại trong phân, nước tiểu và trong đất nhiều tuần.
- Có thể tồn tại trong môi trường từ 6 đến 35 ngày.
* Triệu chứng mắc bệnh chung:
- Chảy nhiều nước mắt, nước mũi, nước dãi.
- Khó thở.
- Phù đầu và mi mắt.
- Gia cầm chết đột ngột với số lượng lớn mà không biểu hiện triệu chứng.
- Vịt ít đi lại, cổ ngoẹo, đầu gục xuống.
Nguồn: Khuyến nông Hà Nội
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)