Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 41384
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Những điều cần lưu ý khi sử dụng hóa chất nuôi tôm sú (16/12/2015)

 

Theo TS. Lý Thị Thanh Loan, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, hiện nay có 4 phương pháp sử dụng thuốc để áp dụng trong nuôi trồng tùy theo từng loại hình sản xuất, nhưng người nuôi chưa phân biệt rõ do thiếu hiểu biết hoặc vì quá lo lắng nên vội vã lạm dụng.

 

1. Phương pháp tắm: 

 

- Dùng thuốc với nồng độ tương đối cao cho động vật thủy sản theo thời gian quy định (tương ứng với nồng độ thuốc cho phép).

 

- Lưu ý rằng cách này chỉ áp dụng trong các trại giống, hoặc môi trường nuôi có diện tích nhỏ.

 

2. Phương pháp ngâm:

 

- Thuốc được sử dụng với nồng độ thấp và thời gian kéo dài, áp dụng cho các đầm ao có diện tích lớn.

 

- Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao nuôi, đồng thời phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ động cấp vào ao đề phòng khi có sự cố xảy ra.

 

3. Phương pháp uống:

 

- Dùng thuốc hoặc các chế phẩm trộn vào thức ăn, cách này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ kém, đôi khi bỏ ăn nên hiệu quả không cao. Do vậy khi áp dụng cần bổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bên ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc, hóa chất bị mất đi do hòa tan trong môi trường nuôi.

 

4. Phương pháp tiêm:

 

- Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể động vật thủy sản, nhưng chỉ áp dụng cho loài quý hiếm hoặc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.

 

* Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản

 

Khi sử dụng kháng sinh cho các đối tượng thủy sản nuôi, dùng làm thực phẩm, phải thận trọng, chính xác và phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây:

 

-  Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh thủy sản, để tránh ảnh hưởng đến người tiêu thụ sản phẩm, thuốc sử dụng phải nằm trong danh mục được phép sử dụng.

 

- Chọn lựa và sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh. Tránh sử dụng những kháng sinh được dùng điều trị bệnh cho người, để hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

 

Nguồn: PV tổng hợp