Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 12007 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Những lưu ý khi chăm sóc lúa xuân 2014 (31/03/2014)
Thống kê một số yếu tố khí tượng cho thấy: Vụ xuân năm nay có nhiều diễn biến khác thường. Nhiệt độ tháng 1 cao hơn trung bình nhiều năm, số giờ nắng cao nhất trong 25 năm gần đây. Nhiệt độ tháng 3 thấp hơn và lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, hầu như không có giờ nắng. Với những yếu tố trên, lúa chưa thể đẻ nhánh thuận lợi được, phát triển vô cùng chậm chạp. Tuy vậy, càng bị kìm mạnh, khi gặp “mưa thuận, nhiệt hợp” lúa sẽ lên rất nhanh vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Lúc nền nhiệt tăng cao hơn, trời có nắng, gặp mưa rào đầu vụ, kèm theo sấm chớp, nước ngọt, thế kìm hãm trong đất được bẻ gãy, rễ lúa bung ra, cây lúa sinh trưởng mạnh đúng kỳ con gái và ruộng lúa sẽ mỗi hôm nhìn mỗi khác.
Vì thế, bà con nông dân hãy thực hiện tốt các hướng dẫn kỹ thuật, đặc biệt tỉa dặm để tránh mất khoảng, chăm sóc và bón phân kịp thời, phải thâm canh và thâm canh cân đối trên cơ sở sử dụng các loại phân bón NPK có thương hiệu của các doanh nghiệp có uy tín, và quan trọng là phải bón lúc cây cần.
* Về bón phân:
- Giai đoạn sau cấy, bón thúc là lúc cây cần đạm cao hơn sau đó là kali, vì vậy bà con nên bón NPK chuyên thúc: Loại phân có thành phần chủ yếu là đạm và kali. Đạm và kali rất cần cho cây ra lá, vươn lá và hình thành các chồi nhánh; lúa đẻ nhanh, đẻ gọn thì bông sẽ nhiều; sau nữa thì đạm và kali vô cùng quan trọng với việc hình thành số hạt và tỷ lệ hạt chắc; những yếu tố cấu thành nên năng suất của ruộng lúa.
- Ở giai đoạn cây non, bón lót và giai đoạn mạ, lân rất cần và quan trọng. Nếu thiếu lân, khả năng hình thành diệp lục tố sẽ yếu, rễ chậm phát triển và lúa rễ chết rét, đặc biệt với các giống lúa chịu rét kém.
* Về điều tiết nước:
Khi lúa đã đẻ tối đa, tưới nước cần tuân thủ kiểu nông - lộ - phơi: Tưới nông tránh lãng phí nước, sau đó tưới xăm xắp để lộ mô đất trên ruộng; sau đó là giai đoạn phơi ruộng để cứng mặt cho rễ ăn xuống, giúp cây cứng, chống đổ và bộ rễ khỏe, khai thác tốt hơn dinh dưỡng tầng dưới của lớp đất mặt.
* Về bảo vệ đồng ruộng:
- Cần phát hiện nhanh và sớm các ổ bệnh đạo ôn và dùng thuốc đặc hiệu để trị ngay đồng thời dừng việc bón đạm, phân qua lá. Bệnh đạo ôn trên lá và đạo ôn cổ bông nếu lơ là hoặc chỉ mua các loại thuốc không có tính đặc hiệu và chuyên biệt cao sẽ bị mất cả năng suất lẫn tiền mua thuốc.
- Bên cạnh đó, sâu cuốn lá, đục thân, chuột và rầy nâu cuối vụ đều là những đối tượng cần được theo dõi chặt và phòng trừ đúng ngưỡng ở vụ xuân.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)