Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 53574
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Những lưu ý khi nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất thường (10/05/2019)

         Thời tiết hiện nay có nhiều biến động, dẫn đến phát sinh dịch bệnh.Trong khi đó, tôm là động vật biến nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ thân thể theo nhiệt độ môi trường, tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng 26 - 320C, do đó khi nhiệt nước trên 330C sẽ khiến cho tôm hoạt động nhiều, dễ bị căng thẳng, mất nhiều năng lượng, khiến tôm ăn nhiều hơn mức bình thường 1 - 2 lần, dẫn đến chất thải nhiều hơn, tảo phát triển nhanh, màu nước đậm, dễ dẫn đến tảo tàn, sẻ xảy ra các hiện tượng:

 

- Thiếu ôxy về đêm, tôm có hiện tượng bơi lưng chừng nước, một số con yếu sẽ bơi lên mặt, sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm lột xác, tôm sẽ chậm cứng vỏ, nổi mặt và bị hao hụt...

 

- Vi khuẩn phát triển nhanh và nhiều, điều này biểu hiện qua các hiện tượng nước phát sáng, tôm bị đứt râu, đường ruột không tốt, phân lỏng, xốp, phân trắng...

 

- Tảo tàn, có nhiều bọt không tan khi chạy quạt, cuối gió có nhiều váng bọt bẩn, trong nước có nhiều hạt lơ lửng...

 

Điều này sẽ làm tôm ăn không mạnh, ăn không lên lượng, nếu kéo dài sẽ làm tôm óp, chậm lớn. Để tránh hiện tượng này, người nuôi cần:

 

 - Trước khi lấy nước vào ao nuôi, nên lấy nước vào ao chứa lắng, khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, kiểm tra các yếu tố môi trường đạt chuẩn mới đưa vào ao nuôi.

 

- Thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường: nhiệt độ, pH, độ kiềm, ôxy hòa tan… để xử lý, điều chỉnh cho phù hợp.

 

- Duy trì mực nước trong ao nuôi trên 1,5m và duy trì quạt nước ao nuôi tránh hiện tượng phân tầng nhiệt và duy trì ôxy trong ao nuôi.

 

- Nên giảm lượng thức ăn cho tôm nuôi khi trời nắng nóng, mưa dông. Đồng thời người nuôi cần bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng và chủ động phòng bệnh cho tôm nuôi.

 

- Diệt khuẩn nước và cho ăn thuốc khi phát hiện nước bẩn và tôm nhiễm khuẩn.

 

- Khi phát hiện thủy sản bị bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, cần sớm thông báo đến các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời; cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường nuôi chung, khi thủy sản bị chết, nên thu gom xác để xử lý chứ không xả bừa bãi ra môi trường.

 

Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam