Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 80112
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Những vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong vụ sản xuất Lúa xuân 2021 (28/01/2021)

            Sản xuất vụ Xuân 2021 khả năng diễn ra trong điều kiện thời tiết được dự báo thời kỳ đầu rét đậm, rét hại đến sớm và kéo dài, không hoàn toàn giống như một số vụ lúa xuân từ năm 2020 về trước. Do đó, bà con nông dân cần đặc biệt lưu ý thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

Một là, nên sử dụng các giống lúa có tiềm năng năng suất cao và chất lượng cơm gạo khá để gieo cấy. Vì vụ Xuân năm nay với xu thế thời tiết như nói trên rất dễ là một vụ lúa Xuân đạt được năng suất cao đến rất cao. Các giống lúa đạt được năng suất cao và chất lượng cơm gạo khá, lúa thuần có các giống: VT-NA6, ADI 168, Thiên ưu 8, TBR 225, Sông Lam 9 và VT-NA2, lúa lai có các giống: Thái Xuyên 111, VT404, Kinh sở ưu 1588… Mỗi một địa phương chỉ nên chọn từ 1 – 2 giống để gieo cấy, cần thiết không nên quá 3 giống.

Hai là, không để mất giống do ngâm ủ không thực hiện đúng quy trình ngâm ủ giống trong điều kiện thời tiết xảy ra rét đậm, rét hại. Hạt giống phải được ngâm trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trước, sau đó thay bằng nước lạnh trong sạch. Ngâm trong thời gian trên dưới 35 giờ tùy theo nhiệt độ ngoài trời quá thấp (dưới 160C) hay rét vừa (từ 170C trở lên). Trong quá trình ngâm cứ 5 – 6 giờ vớt giống ra đãi sạch và thay nước trong sạch để ngâm tiếp. Khi vớt giống ra để ủ phải để nơi kín gió và có tấp tủ kín để hạt giống dễ nảy mầm.

Ba là, tuyệt đối không gieo cấy quá sớm trước thời thời vụ quy định do Sở NN&PTNT đề ra. Mạ gieo xong đến đâu phủ kín nilông đến đó để phòng chống rét. Vụ lúa Xuân năm nay, nếu lặp lại tình trạng để bà con nông dân tự động xuống đồng gieo cấy sớm trước lịch thời vụ quy định từ 10 - 15 ngày, thậm chí có nơi gần 20 ngày như các vụ lúa Xuân 2018, 2019 và 2020 vừa qua rất dễ mất mùa.

Bốn là, sử dụng phân bón hợp lý. Bón cân đối đạm, lân, kali, tuyệt đối không bón nặng đạm, có thể bón tăng thêm kali để vừa hạn chế sâu bệnh, vừa chống đổ và làm giảm tỉ lệ lép khi lúa trổ bông.

Năm là,  luôn cảnh giác và chủ động phòng tránh sâu bệnh gây hại. Thời tiết vụ lúa Xuân năm nay, ngoài rét đậm, rét hại, còn xẩy ra hiện tượng trời âm u, sương mù nhiều, độ ẩm không khí cao, thiếu ánh sáng… Tất cả những hiện tượng này là cơ hội, là điều kiện để sâu bệnh và nhất là bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá phát triển mạnh. Vì vậy phải thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện các loại sâu bệnh phát sinh gây hại khi mới xuất hiện kịp thời phòng trừ ngay./.

Nguồn: Khuyến nông Nghệ An