Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 11896 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Phòng, chống dịch sởi trong dịp nghỉ lễ (28/04/2014)
Bộ Y tế cảnh báo, dịp nghỉ lễ 30/4 tới đây sẽ có nhiều sự kiện tập trung rất đông người, vì vậy, nguy cơ người mắc sởi tăng trở lại rất cao. Sởi là bệnh rất dễ lây, mặc dù sởi đã chững lại trong những ngày gần đây nhưng nếu người dân không nâng cao ý thức phòng, chống thì dịch bệnh có thể tăng cao trở lại. Những người có biểu hiện của sởi không nên đến những nơi đông người để tránh lây lan dịch cho cộng đồng.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, việc điều trị chủ yếu để phòng bội nhiễm và điều trị các biến chứng nặng do sởi gây ra. Do đó, việc chăm sóc cho người mắc sởi đóng vai trò rất quan trọng.
- Giai đoạn bệnh nhẹ chủ yếu là chữa triệu chứng như: uống thuốc hạ sốt, nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,1% khoảng 3-4 lần/ngày.
- Ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống đủ nước để nâng cao thể trạng, tránh bị suy dinh dưỡng và biến chứng do sởi.
- Vệ sinh thân thể, mắt, răng, miệng và giữ thông thoáng nơi ở, tránh gió lùa.
- Người chăm sóc người bệnh phải rửa tay thường xuyên rửa tay bằng thuốc sát khuẩn hoặc rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang.
- Cần cách ly người bệnh tại nhà để tránh lây nhiễm cho người khác.
Cách phòng chống bệnh sởi hiệu quả:
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Trẻ em cần được tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi mắc sởi, trẻ sẽ có miễn dịch bền vững.
Khi trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Cách ly người bệnh ở phòng riêng. Không cho bệnh nhân tiếp xúc với phụ nữ có thai chưa có miễn dịch. Trẻ em mắc bệnh không được đến trường học và người lớn không được đến các nơi làm việc trong vòng bảy ngày sau khi mắc.
Người bình thường nên hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đặc biệt sát khuẩn mũi, họng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường bằng nước muối. Bên cạnh đó, cần thực hiện vệ sinh môi trường sống, đảm bảo nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng.
Nguồn: Khoa học phổ thông
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)