Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 9401 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Phòng chống ngập úng cho lúa mùa 2017 (25/07/2017)
Đến thời điểm này bà con đã cơ bản gieo cấy gần xong toàn bộ diện tích lúa mùa. Do ảnh hưởng của cơn bão số 2 gây mưa lớn, có thể xảy ra ngập úng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa, đặc biệt là những diện tích gieo cấy muộn.
Để chủ động phòng chống ngập úng, giảm thiệt hại cho lúa mùa, các địa phương cần làm tốt một số công việc sau:
1. Chủ động ứng phó với khả năng bị mưa lớn gây ngập úng:
- Ở vụ mùa, cần kiên quyết thực hiện tưới nước phương châm: giữ cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng.
- Với những diện tích đã và đang cấy, cần duy trì gửi giữ mạ dự phòng ở những chân ruộng vàn, vàn cao thêm một thời gian nữa.
- Các địa phương có những diện tích nguy cơ ngập úng cao, cần chuẩn bị mọi nguồn lực để chống úng cho lúa, chủ động khơi thông dòng chảy, tiêu nước nhanh nhất khi mưa lớn xảy ra.
2. Khi bị ngập úng:
- Huy động mọi nguồn lực, sử dụng các loại máy bơm có công suất lớn để tiêu nước nhanh nhất trên những chân ruộng thấp trũng, đặc biệt lưu ý những vùng gieo cấy muộn. Tuyệt đối không để cây lúa bị ngập lâu, nếu gặp nắng nóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển, thậm chí gây thối và chết.
Trong khi thoát nước, nếu ruộng có rong rêu, cần té nước để rong rêu không bám trên mặt lá tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa quang hợp tốt hơn.
- Sau khi tháo nước, thấy lá lúa lộ ra, bà con nên phun ngay để các chế phẩm như KH, ET, PennacP… giúp cây phục hồi nhanh và dặm những chỗ mất khoảng lớn, đảm bảo mật độ.
- Sau ngập úng, cây lúa thường bị chột, sức chống chịu yếu dễ bị bọ trĩ, ốc bươu vàng gây hại, bà con cần kiểm tra để phun trừ bọ trĩ đồng thời tiêu diệt ốc bươu vàng.
Lưu ý: Với diện tích mới gieo thẳng, cây chưa chắc gốc, cần đắp bờ giữ nước khi mưa để tránh trôi dạt mộng, sau mưa tháo nước từ từ để mộng nhanh ngồi.
- Khi cây lúa đã hồi phục, bà con cần khẩn trương bón nốt lượng phân thúc còn lại với những diện tích chưa bón hết và bón dứt điểm 1 lần với những diện tích chưa bón. Sử dụng phân NPK chuyên dùng, không sử dụng đạm đơn và không bón phân lai rai nhằm hạn chế sâu bệnh hại cuối vụ.
Nguồn: Trung tâm KNKN Thái Bình
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)