Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 39390
Tổng truy cập : 57,998

Bà con cần biết

Phòng ngừa dịch bệnh tôm nuôi vụ xuân – hè năm 2012 (09/07/2012)

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn tôm nuôi trên địa bàn thành phố khi thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến biến động các chỉ tiêu về môi trường: nước, ao nuôi, dẫn đến tôm mất cân bằng và dễ bị sốc; đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trên dưới 100C, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo bà con về việc phòng ngừa dịch bệnh tôm nuôi vụ xuân – hè như sau:

- Quản lý chăm sóc ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp (quản lý và ổn định môi trường nước, quản lý thức ăn, quản lý sức khỏe tôm nuôi).

- Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc trừ sâu và hóa chất cấm sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong cải tạo và xử lý môi trường nước ao nuôi tôm.

- Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là sử dụng đàn tôm giống khỏe mạnh, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch.

- Đối với các ao tôm đã có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc xác định tôm bị chết không rõ nguyên nhân dùng chlorin để xử lý ao nuôi với hàm lượng 30ppm (với chlorin có hàm lượng 70%).

+ Vớt xác tôm chết xử lý vôi bột và đem chôn; tiêu diệt mầm bệnh trong ao bằng formol với hàm lượng 100 ppm hoặc chlorin với hàm lượng 50 ppm, phun đều khắp ao vào sáng sớm hoặc chiều tối.

+ 2 – 3 ngày lặp lại 1 lần, ít nhất sau 15 ngày sau mới rút nước khỏi ao và ao chứa nước thải.

+ Tuyệt đối không thải nước chưa được xử lý ra môi trường bên ngoài, cải tạo đáy ao và phơi ao, thời gian tối thiểu là 1 tháng.

- Khi phát hiện tôm nuôi có biểu hiện bất thường cần báo ngay cho các cơ quan chức năng: Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư, Chi cục Thú y, phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và cán bộ kỹ thuật địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn