Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 40999 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Phòng tránh rét cho các đối tượng thủy sản nuôi (16/12/2015)
Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, nhiệt độ trung bình từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2016 trên phạm vi cả nước có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,50C. Mùa đông ở miền Bắc ít có những đợt rét đậm, hiện tượng rét đậm, rét hại xuất hiện nhưng không kéo dài, chỉ tập trung từ 4-7 ngày/đợt.
Tuy nhiên, thủy sản là loài biến nhiệt nên hiện tượng rét đậm, rét hại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra, các hộ nuôi thủy sản qua đông thực hiện tốt một số công việc sau:
1. Về công tác chăm sóc, quản lý:
- Tranh thủ thời tiết nắng ấm, người nuôi cần cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn để các đối tượng nuôi sinh trưởng nhanh, đồng thời tích lũy đủ chất dinh dưỡng để trú đông. Định kỳ 1 tháng/lần, bổ sung Vitamin C với lượng 3 - 5 gam/kg thức ăn, cho cá ăn liên tục từ 3 - 5 ngày để tăng sức đề kháng; xen kẽ sử dụng thuốc Tiên Đắc để phòng bệnh, lượng 25 gam/100 kg cá.
- Trong thời gian trú đông, những ngày nhiệt độ không khí dưới 25oC, giảm 30% lượng thức ăn, nhiệt độ dưới 20oC, giảm 50%, dưới 15oC ngừng cho ăn; cỡ thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi.
- Định kỳ 2 tuần/1 lần, dùng vôi bột hòa nước tạt xuống ao, lượng 2 kg vôi bột/100 m3 nước để khử trùng, diệt khuẩn, nâng cao pH.
2. Một số phương pháp phòng, tránh rét cho động vật thủy sản:
- Duy trì mực nước ao nuôi tối thiểu trên 1,5m, thả bèo tây phủ kín 1/3 diện tích mặt ao về hướng đông bắc để hạn chế gió lùa làm nhiệt độ nước ao giảm thấp.
- Khi nhiệt độ nước xuống thấp dưới 160C, dùng rơm rạ đã được khử trùng bằng nước vôi ấn đầy vào sọt tre, cắm cọc đơm sọt xuống đáy ao hoặc bó thành từng bó nhỏ dìm xuống góc và xung quanh ao để các đối tượng nuôi chui vào tránh rét; khi rơm rạ đã phân hủy hoặc sau mỗi đợt rét cần vớt lên để thay thế bằng rơm rạ mới.
- Nếu lưu giữ thủy sản qua đông với số lượng lớn, nên nuôi lưu qua đông trên bể trong nhà hoặc ao có mái che để chắn gió lùa. Vật liệu làm mái bằng tre, nứa hay khung tuýp nước, trên mặt phủ một lớp nilon màu sáng, phía sườn dưới thắp bóng điện 1.000W để tăng nhiệt độ cho ao nuôi. (Lưu ý: với phương pháp này phải sử dụng máy sục khí liên tục để cung cấp ôxy cho tôm, cá…), những ngày thời tiết nắng ấm gỡ bỏ bạt nilon và cung cấp thức ăn cho các đối tượng nuôi, lượng cho ăn tùy theo khả năng bắt mồi.
- Đối với nuôi cá lồng trên sông, khi rét đậm, rét hại kéo dài nên di chuyển lồng nuôi đến các eo, ngách kín gió. Hạ thấp lồng nuôi đến mức tối đa, kết hợp che phủ mặt lồng bè bằng bạt nilon trắng để giữ nhiệt. Thường xuyên treo các túi vôi xung quanh lồng để khử trùng nước và hạn chế dịch bệnh, lượng 3-5 kg /túi.
- Đối với ếch: Nên làm hang bằng đất sét kết hợp với gạch, ngói hoặc ống nhựa, ống tre có một đầu rỗng, chiều dài ống khoảng 0,5m, đường kính từ 0,15 - 0,16m, bó từ 5-6 ống/bó, đặt ở góc hoặc bờ ao hay trong bể xi măng, trên phủ rơm rạ kín gió để ếch trú rét. (Lưu ý: trong thời gian trú đông không đánh bắt để tránh xây xát, không bón phân hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước, hạn chế dịch bệnh).
Nguồn: Sở NN&PTNT Thái Bình
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)