Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 58076 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Bà con cần biết
Phòng trừ bệnh đạo ôn và diệt chuột cứu lúa (08/04/2013)
Phòng trừ bệnh đạo ôn
Theo Chi cục bảo vệ thực vật thành phố, hiện nay, toàn thành phố có hơn 600 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, tăng gấp đôi diện tích nhiễm so với cùng thời điểm năm 2012. Tỷ lệ lá bị hại là 6 - 10%, nơi cao 20 - 30%. Cá biệt rải rác một số diện tích ở Thuỵ Hương (Kiến Thuỵ); Hưng Đạo (Dương Kinh); Tân Dân, An Thọ (An Lão); Quốc Tuấn (An Dương); Cổ Am, Tam Đa (Vĩnh Bảo) tỷ lệ bị hại lên đến 60 - 70% số lá. Các giống bị hại nặng là BC 15, Nếp, Bắc thơm số 7...
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, thời gian tới thời tiết tiếp tục có mưa, trời mát, khả năng có một đợt gió mùa Đông bắc tăng cường... thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh, có khả năng gây lụi trên giống nhiễm, đặc biệt trên giống BC15 là giống rất mẫn cảm với bệnh đạo ôn nếu không được phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Bà con cần phun trừ bệnh nếu trên ruộng xuất hiện vết bệnh, không để lây lan diện rộng. sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Trên những ruộng lúa bị hại nặng, bà con cần vơ bỏ lá bệnh và tiêu huỷ trước khi phun thuốc để hạn chế nguồn bệnh lây lan và tăng hiệu quả phòng trừ; kết hợp vệ sinh đồng ruộng và giữ đủ nước, không bón đạm, phun phân bón qua lá khi lúa đã bị bệnh...
Diệt chuột cứu lúa
Ngoài bệnh đạo ôn, hiện nay trên đồng ruộng Hải Phòng, nhiều diện tích lúa xuân đang bị chuột gây hại. Qua kiểm tra đồng ruộng, Chi cục bảo vệ thực vật Hải Phòng phát hiện chuột ẩn nấp trên đồng ruộng rất nhiều. Thời điểm này, lúa xuân đang đẻ nhánh rộ là điều kiện thức ăn rất thuận lợi cho chuột phát triển và gây hại diện rộng, mức độ cao; nếu không tập trung diệt chuột quyết liệt, bằng mọi biện pháp, diện tích lúa bị chuột hại sẽ tăng nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa.
Để hạn chế hậu quả do chuột phá hại, bà con cùng nhau triển khai diệt chuột bằng biện pháp thủ công. Các địa phương cần đẩy mạnh hoạt động của các đội diệt chuột hiện có, đồng thời thành lập những tổ, đội diệt chuột mới. Tiếp tục duy trì đàn mèo, tích cực diệt chuột bằng nhiều hình thức như: đào, bắt thủ công; dùng bẫy bán nguyệt, bả sinh học...
P.V tổng hợp
- Phòng trừ sâu tơ hại súp lơ, bắp cải (08/12/2021)
- Một số lưu ý chống rét cho gia súc, gia cầm (08/12/2021)
- Một số lưu ý phòng chống rét cho cá (29/11/2021)
- Một số lưu ý khi nuôi gà thịt phục vụ Tết Nguyên Đán (27/10/2021)
- Lưu ý với bệnh dịch tả lợn châu Phi trước tình hình mới (06/10/2021)
- Chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi lồng bè trên sông, hồ mùa mưa lũ (24/09/2021)